Sáng 5/10, khu vực nhà nước ở Hy Lạp bị tê liệt vì cuộc bãi công trên khắp nước này để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng mới" của chính phủ.
Tất cả các chuyến tàu hỏa đã ngừng hoạt động. Các trường học, tòa án, viện bảo tàng và di tích khảo cổ đều đóng cửa, trong khi các bệnh viện chỉ duy trì hoạt động tại bộ phận cấp cứu. Hệ thống giao thông hàng không cũng rối loạn vì bãi công.
Với sự ủng hộ của tổ chức công đoàn chính GSEE, người bãi công phản đối kế hoạch đưa 30.000 lao động vào lực lượng dự trữ, một hình thức sa thải tạm thời, và tiếp tục giảm tiền lương sau đợt cắt giảm hồi năm ngoái. GSEE cũng phát động cuộc tổng bãi công phản đối các biện pháp này vào ngày 19/10 tới và một cuộc biểu tình với mục đích tương tự được lên kế hoạch vào chiều cùng ngày.
Hy Lạp đang lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Kế hoạch "thắt lưng buộc bụng mới" nhằm mục đích giảm bớt số tiền trả lương trong khu vực nhà nước trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải vật lộn để cân bằng mức thâm hụt ngân sách đang ngày càng phình to, trong khi ngân sách trả lương và lương hưu sẽ cạn kiệt vào tháng 11 tới.
Đây cũng là điều kiện bắt buộc Athens phải thực hiện để đổi lấy gói cứu trợ vỡ nợ trị giá 110 tỷ euro được Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế nhất trí dành cho Hy Lạp tháng 5 năm ngoái./.
Tất cả các chuyến tàu hỏa đã ngừng hoạt động. Các trường học, tòa án, viện bảo tàng và di tích khảo cổ đều đóng cửa, trong khi các bệnh viện chỉ duy trì hoạt động tại bộ phận cấp cứu. Hệ thống giao thông hàng không cũng rối loạn vì bãi công.
Với sự ủng hộ của tổ chức công đoàn chính GSEE, người bãi công phản đối kế hoạch đưa 30.000 lao động vào lực lượng dự trữ, một hình thức sa thải tạm thời, và tiếp tục giảm tiền lương sau đợt cắt giảm hồi năm ngoái. GSEE cũng phát động cuộc tổng bãi công phản đối các biện pháp này vào ngày 19/10 tới và một cuộc biểu tình với mục đích tương tự được lên kế hoạch vào chiều cùng ngày.
Hy Lạp đang lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Kế hoạch "thắt lưng buộc bụng mới" nhằm mục đích giảm bớt số tiền trả lương trong khu vực nhà nước trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải vật lộn để cân bằng mức thâm hụt ngân sách đang ngày càng phình to, trong khi ngân sách trả lương và lương hưu sẽ cạn kiệt vào tháng 11 tới.
Đây cũng là điều kiện bắt buộc Athens phải thực hiện để đổi lấy gói cứu trợ vỡ nợ trị giá 110 tỷ euro được Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế nhất trí dành cho Hy Lạp tháng 5 năm ngoái./.
(TTXVN/Vietnam+)