Ngày 18/1, Hy Lạp đã nối lại các cuộc đàm phán về giảm nợ với các chủ nợ tư nhân trong bối cảnh kỳ vọng đạt được thỏa thuận sẽ giúp Hy Lạp tránh được nguy cơ vỡ nợ và làm lắng dịu cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thủ tướng tạm quyền Hy Lạp Lucas Papademos cho biết căn cứ vào mức độ phức tạp của vấn đề thì các bên "đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận."
Phát biểu sau cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Tài chính Evangelos Venizelos, ông Papademos và ông Charles Dallara - giám đốc Viện Tài chính Quốc tế (IIF), đồng thời là nhà đàm phán đại diện cho các ngân hàng tư nhân - một quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết các bên có thể đạt thỏa thuận vào cuối tuần này.
Tiến trình đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân là nhằm mục tiêu xóa nợ 100 tỷ euro (128 tỷ USD) cho Athens theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Hy Lạp sẽ còn trải qua một chặng đường dài để giảm dần núi nợ 350 tỷ euro.
Thỏa thuận giảm nợ sẽ mở đường để Athens tiếp tục nhận được giải ngân trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào cuối tháng 3, thời điểm Athens phải thanh toán 14,5 tỷ euro (18,5 tỷ USD) trái phiếu đáo hạn.
Đây cũng là điều kiện để EU và IMF thông qua gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Thỏa thuận về giảm nợ cho Hy Lạp sẽ góp phần giảm bớt mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ làm tan rã Eurozone và đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái mới.
Tuần trước, các cuộc đàm phán về giảm nợ cho Hy Lạp đã rơi vào bế tắc do các bên bất đồng về lãi suất trái phiếu mới, sẽ được phát hành để hoán đổi nợ; và mức thiệt hại mà các ngân hàng tư nhân phải gánh chịu khi mua trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp.
Theo một nguồn tin ngân hàng từ Paris, Cơ quan điều phối khu vực ngân hàng (ACP) yêu cầu các ngân hàng tư nhân phải chịu tỷ lệ thiệt hại lên tới 68%, chứ không phải 60% như hiện nay./.
Thủ tướng tạm quyền Hy Lạp Lucas Papademos cho biết căn cứ vào mức độ phức tạp của vấn đề thì các bên "đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận."
Phát biểu sau cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Tài chính Evangelos Venizelos, ông Papademos và ông Charles Dallara - giám đốc Viện Tài chính Quốc tế (IIF), đồng thời là nhà đàm phán đại diện cho các ngân hàng tư nhân - một quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết các bên có thể đạt thỏa thuận vào cuối tuần này.
Tiến trình đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân là nhằm mục tiêu xóa nợ 100 tỷ euro (128 tỷ USD) cho Athens theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Hy Lạp sẽ còn trải qua một chặng đường dài để giảm dần núi nợ 350 tỷ euro.
Thỏa thuận giảm nợ sẽ mở đường để Athens tiếp tục nhận được giải ngân trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ euro từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào cuối tháng 3, thời điểm Athens phải thanh toán 14,5 tỷ euro (18,5 tỷ USD) trái phiếu đáo hạn.
Đây cũng là điều kiện để EU và IMF thông qua gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Thỏa thuận về giảm nợ cho Hy Lạp sẽ góp phần giảm bớt mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ làm tan rã Eurozone và đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái mới.
Tuần trước, các cuộc đàm phán về giảm nợ cho Hy Lạp đã rơi vào bế tắc do các bên bất đồng về lãi suất trái phiếu mới, sẽ được phát hành để hoán đổi nợ; và mức thiệt hại mà các ngân hàng tư nhân phải gánh chịu khi mua trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp.
Theo một nguồn tin ngân hàng từ Paris, Cơ quan điều phối khu vực ngân hàng (ACP) yêu cầu các ngân hàng tư nhân phải chịu tỷ lệ thiệt hại lên tới 68%, chứ không phải 60% như hiện nay./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)