Trong phiên giao dịch 13/8, giá dầu trên thị trường châu Á được đẩy lên, trước những đồn đoán về các biện pháp thúc đẩy kinh tế tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2012 tăng 48 xu lên 93,35 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 78 xu lên 113,73 USD/thùng.
Nhà phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn Purvin and Gertz nhận định khả năng các nhà hoạch định chính sách Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ đưa ra các biện pháp tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế đang là nhân tố hỗ trợ thị trường dầu mỏ trong phiên đầu tuần này.
Dự kiến, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tái khởi động chương trình mua trái phiếu để hỗ trợ các nền kinh tế đang gặp khó khăn về tài chính như Tây Ban Nha và Italy.
Tại Mỹ, các nhà đầu tư cũng cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế, vốn tăng trưởng yếu.
Trong khi đó, số liệu không mấy khả quan về hoạt động thương mại tại Trung Quốc cũng có thể tạo động lực để Bắc Kinh có biện pháp can thiệp kích thích tăng trưởng.
Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch mới đây đã hạ dự đoán tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc xuống 7,7% trong năm nay và 7,6% năm tới, so với dự báo 8% cho cả hai năm đưa ra trước đó. Song, ngân hàng này vẫn tỏ ra tin tưởng rằng kinh tế Trung Quốc sẽ "hạ cánh mềm".
Bên cạnh đó, giá dầu còn được đẩy lên trước mối lo ngại vụ va chạm giữa một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của lực lượng Hải quân Mỹ và một tàu chở dầu của Nhật Bản gần eo biển Hormuz hôm 12/8 có thể làm gián đoạn nguồn cung trên con đường huyết mạch này./.
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2012 tăng 48 xu lên 93,35 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 78 xu lên 113,73 USD/thùng.
Nhà phân tích Victor Shum thuộc công ty tư vấn Purvin and Gertz nhận định khả năng các nhà hoạch định chính sách Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ đưa ra các biện pháp tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế đang là nhân tố hỗ trợ thị trường dầu mỏ trong phiên đầu tuần này.
Dự kiến, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tái khởi động chương trình mua trái phiếu để hỗ trợ các nền kinh tế đang gặp khó khăn về tài chính như Tây Ban Nha và Italy.
Tại Mỹ, các nhà đầu tư cũng cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế, vốn tăng trưởng yếu.
Trong khi đó, số liệu không mấy khả quan về hoạt động thương mại tại Trung Quốc cũng có thể tạo động lực để Bắc Kinh có biện pháp can thiệp kích thích tăng trưởng.
Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch mới đây đã hạ dự đoán tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc xuống 7,7% trong năm nay và 7,6% năm tới, so với dự báo 8% cho cả hai năm đưa ra trước đó. Song, ngân hàng này vẫn tỏ ra tin tưởng rằng kinh tế Trung Quốc sẽ "hạ cánh mềm".
Bên cạnh đó, giá dầu còn được đẩy lên trước mối lo ngại vụ va chạm giữa một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của lực lượng Hải quân Mỹ và một tàu chở dầu của Nhật Bản gần eo biển Hormuz hôm 12/8 có thể làm gián đoạn nguồn cung trên con đường huyết mạch này./.
Trà My (TTXVN)