Các chuyên gia Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã triển khai công nghệ hạt nhân để xác định sự lây lan của loại virus H5N1 có độc tính cao và nguy cơ lây nhiễm nhanh có tên khoa học là HPAIV-H5N1 thông qua các công cụ chẩn đoán sớm và đo tỷ lệ đồng vị phóng xạ ổn định ở lông các loài chim di cư.
Ngày 21/12, Giám đốc Chương trình chung của IAEA và Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) về công nghệ hạt nhân trong nông nghiệp và lương thực, Gerrit Viljoen, cho rằng ưu điểm lớn của các công nghệ hạt nhân là có thể phát hiện được sự hiện diện của virus ngay cả khi mới chỉ có một lượng rất ít phân tử RNA của chúng trong mẫu xét nghiệm mà không cần chờ đến khi một số lượng lớn chim hoặc người bị lây nhiễm. Nhờ đó, các cơ quan y tế có thể phản ứng rất sớm và nhanh chóng để ngăn chặn virus lây lan trước khi quá muộn.
Virus HPAIV-H5N1 có khả năng lây nhiễm cực nhanh và đặc biệt hoạt động rất mạnh ở người, gây tử vong 60-70% người bị lây nhiễm. virus này xuất phát chủ yếu từ chim và người bị lây nhiễm thông qua tiếp xúc với chim hoặc các vật phẩm nhiễm virus, ăn thịt, trứng hoặc máu chim bị nhiễm virus mà chưa được nấu chín.
Các công nghệ chẩn đoán hạt nhân có thể giúp kiềm chế sự lây lan của virus và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng.
Các tiếp cận đa ngành để chẩn đoán sớm và nhanh sự lây lan của HPAIV-H5N1, sử dụng công nghệ phân tử và phân tích chất đồng vị phóng xạ ổn định để xác định các đường đi của chim di cư sẽ góp phần phát hiện nhanh sự lây lan của virus trước khi virus lây nhiễm đến các loài chim khác hoặc tới con người.
Các chuyên gia IAEA cũng phát triển các công nghệ hạt nhân mới để tăng cường theo dõi và phân tích hành động di cư của chim. Phân tích tỷ lệ chất đồng vị phóng xạ ở các mẫu nước và lương thực ở mỗi khu vực địa lý khác nhau, các chuyên gia IAEA có thể xác định đường di cư của chim.
Đây là các thông tin cực kỳ quan trọng vì khi biết sớm một số lượng chim bị nhiễm virus HPAIV-H5N1 và xác định nhanh đường di cư của chúng, các biện pháp ngăn chặn tương xứng và thích hợp được triển khai sớm sẽ có hiệu quả rất cao để tránh lây nhiễm chủng virus này đến con người cũng như các chim hoang dã địa phương và các loài gia cầm.
IAEA nhấn mạnh công nghệ hạt nhân được IAEA phát triển chống virus HPAIV-H5N1 cũng có thể áp dụng hiệu quả cao đối với các bệnh khác như bệnh tay-chân-miệng, bệnh dại, các bệnh có các tác nhân lây nhiễm là côn trùng.
Công nghệ hạt nhân là công cụ pháp y nhanh và hiệu quả giúp tăng cường năng lực của các nước trong việc ngăn chặn, kiểm soát và xử lý các bệnh nguy hiểm do các tác nhân gây bệnh là động vật hoang dã./.
Ngày 21/12, Giám đốc Chương trình chung của IAEA và Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) về công nghệ hạt nhân trong nông nghiệp và lương thực, Gerrit Viljoen, cho rằng ưu điểm lớn của các công nghệ hạt nhân là có thể phát hiện được sự hiện diện của virus ngay cả khi mới chỉ có một lượng rất ít phân tử RNA của chúng trong mẫu xét nghiệm mà không cần chờ đến khi một số lượng lớn chim hoặc người bị lây nhiễm. Nhờ đó, các cơ quan y tế có thể phản ứng rất sớm và nhanh chóng để ngăn chặn virus lây lan trước khi quá muộn.
Virus HPAIV-H5N1 có khả năng lây nhiễm cực nhanh và đặc biệt hoạt động rất mạnh ở người, gây tử vong 60-70% người bị lây nhiễm. virus này xuất phát chủ yếu từ chim và người bị lây nhiễm thông qua tiếp xúc với chim hoặc các vật phẩm nhiễm virus, ăn thịt, trứng hoặc máu chim bị nhiễm virus mà chưa được nấu chín.
Các công nghệ chẩn đoán hạt nhân có thể giúp kiềm chế sự lây lan của virus và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng.
Các tiếp cận đa ngành để chẩn đoán sớm và nhanh sự lây lan của HPAIV-H5N1, sử dụng công nghệ phân tử và phân tích chất đồng vị phóng xạ ổn định để xác định các đường đi của chim di cư sẽ góp phần phát hiện nhanh sự lây lan của virus trước khi virus lây nhiễm đến các loài chim khác hoặc tới con người.
Các chuyên gia IAEA cũng phát triển các công nghệ hạt nhân mới để tăng cường theo dõi và phân tích hành động di cư của chim. Phân tích tỷ lệ chất đồng vị phóng xạ ở các mẫu nước và lương thực ở mỗi khu vực địa lý khác nhau, các chuyên gia IAEA có thể xác định đường di cư của chim.
Đây là các thông tin cực kỳ quan trọng vì khi biết sớm một số lượng chim bị nhiễm virus HPAIV-H5N1 và xác định nhanh đường di cư của chúng, các biện pháp ngăn chặn tương xứng và thích hợp được triển khai sớm sẽ có hiệu quả rất cao để tránh lây nhiễm chủng virus này đến con người cũng như các chim hoang dã địa phương và các loài gia cầm.
IAEA nhấn mạnh công nghệ hạt nhân được IAEA phát triển chống virus HPAIV-H5N1 cũng có thể áp dụng hiệu quả cao đối với các bệnh khác như bệnh tay-chân-miệng, bệnh dại, các bệnh có các tác nhân lây nhiễm là côn trùng.
Công nghệ hạt nhân là công cụ pháp y nhanh và hiệu quả giúp tăng cường năng lực của các nước trong việc ngăn chặn, kiểm soát và xử lý các bệnh nguy hiểm do các tác nhân gây bệnh là động vật hoang dã./.
(TTXVN/Vietnam+)