Theo một báo cáo mật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được các hãng tin nước ngoài công bố ngày 31/5, tính đến đầu tháng 4 vừa qua, Iran đã sản xuất được ít nhất 5,7kg urani làm giàu mức cao, mà Tehran tuyên bố là để làm nguyên liệu cho một lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân.
Báo cáo cho biết “đến ngày 7/4, Iran đã chiết xuất được 5,7kg UF6 (uranium hexafluoride) từ mẻ đầu tiên” tại nhà máy làm giàu nhiên liệu thí điểm của nước này ở Natanz. Theo báo cáo, phía Iran khẳng định số UF6 này đã được làm giàu đến mức tinh khiết 19,7%.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cấp cao gần gũi với cuộc điều tra của IAEA về Iran, cho biết con số thực tế còn lớn hơn. Nhà ngoại giao giấu tên này nói rằng con số 5,7kg là vào đầu tháng 4, còn từ đó đến nay, Iran vẫn tiếp tục chiết xuất. Theo nhà ngoại giao này, hiện Iran sản xuất khoảng 100g urani làm giàu mỗi ngày.
Ngoài ra, báo cáo của IAEA cũng khẳng định Iran đang sở hữu gần 2.500kg urani làm giàu mức độ thấp, gấp đôi số lượng mà nước này tuyên bố sẵn sàng chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy nhiên liệu hạt nhân dùng cho các lò phản ứng của Iran.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, báo cáo IAEA còn cho biết Iran đã bổ sung một dàn máy ly tâm thứ hai để tinh luyện urani tới độ tinh khiết 20%, song đến nay chúng chưa đi vào hoạt động. Tuy nhiên, Tehran đã cho phép các thanh sát viên IAEA giám sát nhiều hơn địa điểm này, đáp ứng yêu cầu từ nhiều tháng qua của IAEA nhằm đảm bảo số nguyên liệu trên không bị chuyển sang mục đích quân sự.
Báo cáo cũng nhắc lại việc IAEA vẫn quan ngại về khả năng hoạt động hiện nay tại Iran nhằm phát triển đầu đạn hạt nhân cho tên lửa, và rằng Tehran cần phải giải đáp những nghi vấn của họ càng sớm càng tốt.
Liên quan vấn đề hạt nhân của Syria, báo cáo của IAEA cho biết Syria đã thông báo với IAEA về những vụ thử nghiệm hạt nhân trong quá khứ, song vẫn từ chối hợp tác trước những cáo buộc rằng nước này đã xây một lò phản ứng hạt nhân bí mật với sự giúp đỡ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Theo báo cáo dài 4 trang mà hãng AFP có được, IAEA khẳng định Syria “đã cung cấp cho IAEA thông tin về các hoạt động chuyển đổi và bức xạ urani chưa được thông báo trước đó” tại một lò phản ứng nghiên cứu nhỏ ở Damascus.
Phía Syria cho hay quy mô của thử nghiệm này khá nhỏ, “với vài chục gam nguyên liệu hạt nhân” và diễn ra từ năm 2004. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cấp cao gần gũi với cuộc điều tra của IAEA, cho biết còn quá sớm để xác định liệu các thử nghiệm có thuần túy mang mục đích khoa học nhỏ, như Syria tuyên bố, hay là một phần của cuộc nghiên cứu quy mô lớn hơn.
Dự kiến, các báo cáo về vấn đề hạt nhân của Iran và Syria kể trên sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của Ban giám đốc IAEA gồm 35 thành viên vào tuần tới./.
Báo cáo cho biết “đến ngày 7/4, Iran đã chiết xuất được 5,7kg UF6 (uranium hexafluoride) từ mẻ đầu tiên” tại nhà máy làm giàu nhiên liệu thí điểm của nước này ở Natanz. Theo báo cáo, phía Iran khẳng định số UF6 này đã được làm giàu đến mức tinh khiết 19,7%.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cấp cao gần gũi với cuộc điều tra của IAEA về Iran, cho biết con số thực tế còn lớn hơn. Nhà ngoại giao giấu tên này nói rằng con số 5,7kg là vào đầu tháng 4, còn từ đó đến nay, Iran vẫn tiếp tục chiết xuất. Theo nhà ngoại giao này, hiện Iran sản xuất khoảng 100g urani làm giàu mỗi ngày.
Ngoài ra, báo cáo của IAEA cũng khẳng định Iran đang sở hữu gần 2.500kg urani làm giàu mức độ thấp, gấp đôi số lượng mà nước này tuyên bố sẵn sàng chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy nhiên liệu hạt nhân dùng cho các lò phản ứng của Iran.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, báo cáo IAEA còn cho biết Iran đã bổ sung một dàn máy ly tâm thứ hai để tinh luyện urani tới độ tinh khiết 20%, song đến nay chúng chưa đi vào hoạt động. Tuy nhiên, Tehran đã cho phép các thanh sát viên IAEA giám sát nhiều hơn địa điểm này, đáp ứng yêu cầu từ nhiều tháng qua của IAEA nhằm đảm bảo số nguyên liệu trên không bị chuyển sang mục đích quân sự.
Báo cáo cũng nhắc lại việc IAEA vẫn quan ngại về khả năng hoạt động hiện nay tại Iran nhằm phát triển đầu đạn hạt nhân cho tên lửa, và rằng Tehran cần phải giải đáp những nghi vấn của họ càng sớm càng tốt.
Liên quan vấn đề hạt nhân của Syria, báo cáo của IAEA cho biết Syria đã thông báo với IAEA về những vụ thử nghiệm hạt nhân trong quá khứ, song vẫn từ chối hợp tác trước những cáo buộc rằng nước này đã xây một lò phản ứng hạt nhân bí mật với sự giúp đỡ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Theo báo cáo dài 4 trang mà hãng AFP có được, IAEA khẳng định Syria “đã cung cấp cho IAEA thông tin về các hoạt động chuyển đổi và bức xạ urani chưa được thông báo trước đó” tại một lò phản ứng nghiên cứu nhỏ ở Damascus.
Phía Syria cho hay quy mô của thử nghiệm này khá nhỏ, “với vài chục gam nguyên liệu hạt nhân” và diễn ra từ năm 2004. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cấp cao gần gũi với cuộc điều tra của IAEA, cho biết còn quá sớm để xác định liệu các thử nghiệm có thuần túy mang mục đích khoa học nhỏ, như Syria tuyên bố, hay là một phần của cuộc nghiên cứu quy mô lớn hơn.
Dự kiến, các báo cáo về vấn đề hạt nhân của Iran và Syria kể trên sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của Ban giám đốc IAEA gồm 35 thành viên vào tuần tới./.
(TTXVN/Vietnam+)