Ngày 27/6, Iceland đã mở các cuộc đàm phán về việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, tiến trình có thể sẽ kéo dài 10 năm, do những vấn đề về nợ, cũng như hạn ngạch đánh bắt cá và sự tiếp cận của giới đầu tư nước ngoài tới thị trường sinh lợi của Iceland.
Hai bên đã tiến hành đàm phán bốn trong số 35 chương chính sách mà Iceland sẽ phải thương thảo để đáp ứng các quy định của EU và đã nhanh chóng kết thúc đàm phán hai trong số đó, gồm lĩnh vực giáo dục và khoa học.
Với hy vọng sớm kết thúc tiến trình đàm phán, Ngoại trưởng Iceland Oessur Skarphedinsson có kế hoạch tiến hành đàm phán nửa số chương chính sách ngay trong năm nay, trong đó có cả hai chương mà ông cho là "nặng" nhất là nông nghiệp và nghề cá, và số còn lại sẽ được đàm phán trong năm 2012.
Sau nhiều thập niên bác bỏ khả năng gia nhập EU, đến năm 2009, Iceland đã nộp đơn xin gia nhập khối này, nhằm tìm kiếm sự ổn định giữa lúc thế giới đang phải vật lộn với cơn bão kinh tế và tài chính khủng khiếp.
Iceland được cho là gặp ít trở ngại hơn các nước khác cũng xin gia nhập EU, như Croatia, nước dự kiến sẽ trở thành thành viên EU vào năm 2013 sau sáu năm đàm phán.
Tuy nhiên, Iceland và khối EU gồm 27 thành viên đang bất đồng về vấn đề đánh bắt cá, với cái gọi là "Chiến tranh Cá thu" đã nóng lên vào năm ngoái sau khi Iceland đơn phương tăng hạn ngạch đánh bắt, khiến Brussels sau đó đe dọa sẽ cấm không cho các tàu cá của nước này sử dụng các cảng của EU.
Ông Skarphedinsson thừa nhận, vấn đề nghề cá thực chất sẽ rất khó khăn, bởi đây là lần đầu tiên EU thương lượng với một nước đến với bàn đàm phán với lập trường nghề cá là một nhu cầu đặc biệt, quan trọng và lớn lao.
Tuy nhiên, ông tin tưởng rằng bất đồng này sẽ được giải quyết, vì cho rằng Iceland đã làm đúng khi tăng sản lượng đánh bắt, do đàn cá thu đông thêm đang đe dọa các loài khác trong khu vực.
Stefan Fuele, Ủy viên Mở rộng của EU cho biết, nhờ là thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu, Iceland đã đáp ứng được 2/3 số quy định của EU, điều sẽ giúp Iceland gia nhập EU nhanh chóng hơn, mặc dù quá trình đàm phán chắc chắn không tránh khỏi trở ngại.
Một vấn đề khó khăn khác đối với Iceland có thể là bất đồng hiện nay với Anh và Hà Lan xung quanh việc hoàn trả 3,9 tỷ euro (5,5 tỷ USD) dùng để bồi thường 340.000 người bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của ngân hàng trực tuyến Icesave của Iceland vào cuối năm 2008.
Việc Iceland từ chối không thanh toán khoản tiền này khiến Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu đe dọa sẽ kiện nước này ra tòa, trong khi Anh và Hà Lan cũng tỏ dấu hiệu có thể sẽ cản trở việc Iceland gia nhập EU.
Vụ tranh chấp này đã hạ nhiệt sau khi Iceland cho biết, số bất động sản còn lại của ngân hàng đã phá sản là Landsbanki (Icesave là chi nhánh của Landsbanki) về cơ bản sẽ cho phép nước này hoàn trả cho Anh và Hà Lan mà không cần dùng tới số tiền đóng thuế./.
Tuy nhiên, tiến trình có thể sẽ kéo dài 10 năm, do những vấn đề về nợ, cũng như hạn ngạch đánh bắt cá và sự tiếp cận của giới đầu tư nước ngoài tới thị trường sinh lợi của Iceland.
Hai bên đã tiến hành đàm phán bốn trong số 35 chương chính sách mà Iceland sẽ phải thương thảo để đáp ứng các quy định của EU và đã nhanh chóng kết thúc đàm phán hai trong số đó, gồm lĩnh vực giáo dục và khoa học.
Với hy vọng sớm kết thúc tiến trình đàm phán, Ngoại trưởng Iceland Oessur Skarphedinsson có kế hoạch tiến hành đàm phán nửa số chương chính sách ngay trong năm nay, trong đó có cả hai chương mà ông cho là "nặng" nhất là nông nghiệp và nghề cá, và số còn lại sẽ được đàm phán trong năm 2012.
Sau nhiều thập niên bác bỏ khả năng gia nhập EU, đến năm 2009, Iceland đã nộp đơn xin gia nhập khối này, nhằm tìm kiếm sự ổn định giữa lúc thế giới đang phải vật lộn với cơn bão kinh tế và tài chính khủng khiếp.
Iceland được cho là gặp ít trở ngại hơn các nước khác cũng xin gia nhập EU, như Croatia, nước dự kiến sẽ trở thành thành viên EU vào năm 2013 sau sáu năm đàm phán.
Tuy nhiên, Iceland và khối EU gồm 27 thành viên đang bất đồng về vấn đề đánh bắt cá, với cái gọi là "Chiến tranh Cá thu" đã nóng lên vào năm ngoái sau khi Iceland đơn phương tăng hạn ngạch đánh bắt, khiến Brussels sau đó đe dọa sẽ cấm không cho các tàu cá của nước này sử dụng các cảng của EU.
Ông Skarphedinsson thừa nhận, vấn đề nghề cá thực chất sẽ rất khó khăn, bởi đây là lần đầu tiên EU thương lượng với một nước đến với bàn đàm phán với lập trường nghề cá là một nhu cầu đặc biệt, quan trọng và lớn lao.
Tuy nhiên, ông tin tưởng rằng bất đồng này sẽ được giải quyết, vì cho rằng Iceland đã làm đúng khi tăng sản lượng đánh bắt, do đàn cá thu đông thêm đang đe dọa các loài khác trong khu vực.
Stefan Fuele, Ủy viên Mở rộng của EU cho biết, nhờ là thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu, Iceland đã đáp ứng được 2/3 số quy định của EU, điều sẽ giúp Iceland gia nhập EU nhanh chóng hơn, mặc dù quá trình đàm phán chắc chắn không tránh khỏi trở ngại.
Một vấn đề khó khăn khác đối với Iceland có thể là bất đồng hiện nay với Anh và Hà Lan xung quanh việc hoàn trả 3,9 tỷ euro (5,5 tỷ USD) dùng để bồi thường 340.000 người bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của ngân hàng trực tuyến Icesave của Iceland vào cuối năm 2008.
Việc Iceland từ chối không thanh toán khoản tiền này khiến Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu đe dọa sẽ kiện nước này ra tòa, trong khi Anh và Hà Lan cũng tỏ dấu hiệu có thể sẽ cản trở việc Iceland gia nhập EU.
Vụ tranh chấp này đã hạ nhiệt sau khi Iceland cho biết, số bất động sản còn lại của ngân hàng đã phá sản là Landsbanki (Icesave là chi nhánh của Landsbanki) về cơ bản sẽ cho phép nước này hoàn trả cho Anh và Hà Lan mà không cần dùng tới số tiền đóng thuế./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)