Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết sau 5 năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bức tranh việc làm trên thế giới vẫn không cải thiện đồng đều, trong đó tình hình việc làm ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển phục hồi nhanh hơn nhiều các nước phát triển nhất và nguy cơ mất ổn định xã hội trên thế giới vẫn đang tồn tại, đặc biệt ở châu Âu.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo "Tình hình Việc làm trên thế giới 2013" của ILO, công bố ngày 3/6, cho biết trong hai năm qua, tình trạng bất bình đẳng thu nhập đã tăng mạnh ở các nền kinh tế phát triển trong bối cảnh số lượng việc làm trên toàn cầu có chiều hướng gia tăng, dự kiến tăng từ 200 triệu việc làm hiện nay lên gần 208 triệu việc làm trong năm 2015.
Tuy nhiên, thế giới vẫn cần tạo hơn 30 triệu việc làm để đạt mức việc làm trước giai đoạn khủng hoảng, đồng thời tạo thêm 16,7 triệu việc làm mới cho đội ngũ thanh niên đến tuổi lao động trong năm 2013. ILO coi đây là một thách thức rất lớn của thế giới để đáp ứng nhu cầu việc làm của các sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2013 và những năm tiếp theo.
Báo cáo đánh giá cao một số nền kinh tế phát triển đã nỗ lực khôi phục một số việc làm bị mất trong cuộc khủng hoảng, đặc biệt như Australia, Canada, New Zealand và Hàn Quốc và một số nước như Nhật Bản và Mỹ cũng có những dấu hiệu tích cực trong việc khôi phục việc làm. Ngược lại, châu Âu hiện vẫn tiếp tục đối mặt những thách thức lớn trên thị trường lao động và bức tranh xã hội tiếp tục ảm đạm.
Báo cáo của ILO cũng cho biết tầng lớp trung lưu ở nhiều nền kinh tế phát triển đang dần biến mất, một phần do tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tăng, chất lượng việc làm yếu kém và nhiều công nhân rút khỏi thị trường lao động hoàn toàn. Nhưng trong các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, quy mô của nhóm dân số có thu nhập trung bình lại tăng từ 263 triệu người năm 1999 lên 694 triệu người năm 2010. Sự phát triển đó đặc biệt quan trọng ở phần lớn các nước Mỹ Latinh, nơi đã trải qua tình trạng trì trệ trong những năm 1990.
Tầng lớp trung lưu tăng khoảng 16% tại Brazil và 46% ở Honduras, một nền kinh tế thuộc nhóm nước thu nhập trung bình. Tại Trung Đông và Bắc Phi, trong số các nước thu nhập trung bình thấp, sự phát triển của tầng lớp trung lưu, đặc biệt tại Morocco, tăng gấp đôi từ 4 triệu người năm 1999 lên 9 triệu người năm 2010.
Nhưng báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ người nghèo và số người dễ bị tổn thương ở Trung Đông và Bắc Phi vẫn chiếm 70% dân số năm 2010. Nhóm người dễ bị tổn thương gồm những người chỉ ở trên mức nghèo có số lượng tăng từ 1,1 triệu người năm 1999 lên 1,9 triệu người năm 2010, chủ yếu ở các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình thấp.
Theo bản báo cáo, trong số 71 nền kinh tế, nguy cơ mất ổn định xã hội gia tăng ở 46 nước từ năm 2011-2012. Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ mất ổn xã hội cao nhất. Từ năm 2010-2012, các quốc gia có nhiều nguy cơ mất ổn định xã hội nhất gồm: Síp, Séc, Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha. Trong khi đó nguy cơ bất ổn xã hội lại giảm ở Bỉ, Đức, Phần Lan, Xlôvakia và Thụy Điển.
Ngoài ra, tình trạng bất bình đẳng tăng mạnh trong năm 2010-2011 tại 14 trong số 26 nền kinh tế phát triển, kể cả Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Mỹ, mặc dù mức độ bất bình đẳng ở 12 quốc gia còn lại vẫn cao hơn trước khi bắt đầu khủng hoảng. Nguy cơ mất ổn định xã hội cũng tăng ở các nước Trung và Đông Nam châu Âu (các nước không thuộc EU), các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và các nước Nam Á.
Tại Trung Đông và Bắc Phi, nguy cơ mất ổn định xã hội phát triển đến đỉnh cao năm 2008 và hiện nay nguy cơ mất ổn định vẫn ở mức tương đương giai đoạn trước khủng hoảng. Ngược lại, nguy cơ mất ổn xã hội giảm ở khu vực Nam sa mạc Sahara, Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Các nước Mỹ Latinh và đặc biệt khu vực Caribê đã phục hồi tương đối nhanh sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, chủ yếu do sự kết hợp của các chính sách nới lỏng tài chính và tăng giá cả hàng hóa.
Báo cáo của ILO cũng đánh giá cao các nước Brazil, Costa Rica, Ấn Độ… đã sử dụng các khoản đầu tư hiệu quả, tăng lương tối thiểu và bảo trợ xã hội để thúc đẩy tiến bộ kinh tế, giảm đói nghèo và bất bình đẳng. Báo cáo của ILO cũng đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó đặc biệt kêu gọi chính phủ các nước áp dụng phương pháp tiếp cận bền vững hơn đối với việc củng cố tài chính, chú ý nhiều hơn tác động xã hội và việc làm của các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau./.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo "Tình hình Việc làm trên thế giới 2013" của ILO, công bố ngày 3/6, cho biết trong hai năm qua, tình trạng bất bình đẳng thu nhập đã tăng mạnh ở các nền kinh tế phát triển trong bối cảnh số lượng việc làm trên toàn cầu có chiều hướng gia tăng, dự kiến tăng từ 200 triệu việc làm hiện nay lên gần 208 triệu việc làm trong năm 2015.
Tuy nhiên, thế giới vẫn cần tạo hơn 30 triệu việc làm để đạt mức việc làm trước giai đoạn khủng hoảng, đồng thời tạo thêm 16,7 triệu việc làm mới cho đội ngũ thanh niên đến tuổi lao động trong năm 2013. ILO coi đây là một thách thức rất lớn của thế giới để đáp ứng nhu cầu việc làm của các sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2013 và những năm tiếp theo.
Báo cáo đánh giá cao một số nền kinh tế phát triển đã nỗ lực khôi phục một số việc làm bị mất trong cuộc khủng hoảng, đặc biệt như Australia, Canada, New Zealand và Hàn Quốc và một số nước như Nhật Bản và Mỹ cũng có những dấu hiệu tích cực trong việc khôi phục việc làm. Ngược lại, châu Âu hiện vẫn tiếp tục đối mặt những thách thức lớn trên thị trường lao động và bức tranh xã hội tiếp tục ảm đạm.
Báo cáo của ILO cũng cho biết tầng lớp trung lưu ở nhiều nền kinh tế phát triển đang dần biến mất, một phần do tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tăng, chất lượng việc làm yếu kém và nhiều công nhân rút khỏi thị trường lao động hoàn toàn. Nhưng trong các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, quy mô của nhóm dân số có thu nhập trung bình lại tăng từ 263 triệu người năm 1999 lên 694 triệu người năm 2010. Sự phát triển đó đặc biệt quan trọng ở phần lớn các nước Mỹ Latinh, nơi đã trải qua tình trạng trì trệ trong những năm 1990.
Tầng lớp trung lưu tăng khoảng 16% tại Brazil và 46% ở Honduras, một nền kinh tế thuộc nhóm nước thu nhập trung bình. Tại Trung Đông và Bắc Phi, trong số các nước thu nhập trung bình thấp, sự phát triển của tầng lớp trung lưu, đặc biệt tại Morocco, tăng gấp đôi từ 4 triệu người năm 1999 lên 9 triệu người năm 2010.
Nhưng báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ người nghèo và số người dễ bị tổn thương ở Trung Đông và Bắc Phi vẫn chiếm 70% dân số năm 2010. Nhóm người dễ bị tổn thương gồm những người chỉ ở trên mức nghèo có số lượng tăng từ 1,1 triệu người năm 1999 lên 1,9 triệu người năm 2010, chủ yếu ở các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình thấp.
Theo bản báo cáo, trong số 71 nền kinh tế, nguy cơ mất ổn định xã hội gia tăng ở 46 nước từ năm 2011-2012. Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ mất ổn xã hội cao nhất. Từ năm 2010-2012, các quốc gia có nhiều nguy cơ mất ổn định xã hội nhất gồm: Síp, Séc, Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha. Trong khi đó nguy cơ bất ổn xã hội lại giảm ở Bỉ, Đức, Phần Lan, Xlôvakia và Thụy Điển.
Ngoài ra, tình trạng bất bình đẳng tăng mạnh trong năm 2010-2011 tại 14 trong số 26 nền kinh tế phát triển, kể cả Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Mỹ, mặc dù mức độ bất bình đẳng ở 12 quốc gia còn lại vẫn cao hơn trước khi bắt đầu khủng hoảng. Nguy cơ mất ổn định xã hội cũng tăng ở các nước Trung và Đông Nam châu Âu (các nước không thuộc EU), các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và các nước Nam Á.
Tại Trung Đông và Bắc Phi, nguy cơ mất ổn định xã hội phát triển đến đỉnh cao năm 2008 và hiện nay nguy cơ mất ổn định vẫn ở mức tương đương giai đoạn trước khủng hoảng. Ngược lại, nguy cơ mất ổn xã hội giảm ở khu vực Nam sa mạc Sahara, Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Các nước Mỹ Latinh và đặc biệt khu vực Caribê đã phục hồi tương đối nhanh sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, chủ yếu do sự kết hợp của các chính sách nới lỏng tài chính và tăng giá cả hàng hóa.
Báo cáo của ILO cũng đánh giá cao các nước Brazil, Costa Rica, Ấn Độ… đã sử dụng các khoản đầu tư hiệu quả, tăng lương tối thiểu và bảo trợ xã hội để thúc đẩy tiến bộ kinh tế, giảm đói nghèo và bất bình đẳng. Báo cáo của ILO cũng đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó đặc biệt kêu gọi chính phủ các nước áp dụng phương pháp tiếp cận bền vững hơn đối với việc củng cố tài chính, chú ý nhiều hơn tác động xã hội và việc làm của các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau./.
(TTXVN)