Chiều 24/10, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (GSO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ký biên bản ghi nhớ giai đoạn 2012-2016, nhằm nâng cao năng lực cho người cung cấp, sản xuất và sử dụng số liệu thống kê lao động và việc làm bền vững, phục vụ công tác hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng.
Theo biên bản ghi nhớ được ký kết, GSO và ILO sẽ tăng cường hợp tác trong việc nâng cao chất lượng dữ liệu thống kê về các lĩnh vực như điều tra lực lượng lao động, cũng như các cuộc điều tra về lao động tiền lương, khu vực phi chính thức, lao động trẻ em và điều tra chuyển tiếp từ trường học tới việc làm.
Bên cạnh đó, ILO sẽ hỗ trợ cả về kỹ thuật, nhân lực và tài chính giúp GSO thực hiện xây dựng và phân tích các chỉ tiêu về việc làm bền vững, bao gồm các nghiên cứu sâu về những vấn đề then chốt của thị trường lao động, và nâng cao năng lực cho các cán bộ của GSO.
Phát biểu tại lễ ký kết, Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ILO Yoshiteru Uramoto khẳng định Việt Nam đã thực hiện thành công các cuộc điều tra lực lượng lao động thường xuyên để có thể cung cấp các số liệu về thị trường lao động theo quý và đang xây dựng kế hoạch công bố các báo cáo quý vào cuối năm 2012. Những thành tựu này sẽ giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực trong lĩnh vực hệ thống thông tin thị trường lao động.
Cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thúc đẩy thống kê lao động, ông Yoshiteru Uramoto đánh giá cao sáng kiến của GSO trong việc chuẩn bị nghiên cứu chuyên đề tập trung vào những vấn đề then chốt của thị trường lao động, nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin đầu vào sâu và hữu ích, góp phần hiệu quả vào các cuộc thảo luận chính sách cũng như giúp các nhà đầu tư nước ngoài có được các quyết định đúng đắn nhất khi đầu tư vào Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước , nhưng cũng giống như các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp khác, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn để đảm bảo sự phát triển bền vững. Vì vậy, nhu cầu có các bằng chứng khách quan, tin cậy để xây dựng và hoạch định chính sách, chiến lược lấy con người làm trung tâm nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng của một nước có thu nhập trung bình, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Để tăng cường năng lực trong việc sản xuất, cung cấp và sử dụng số liệu lao động và các chỉ tiêu thống kê việc làm bền vững nhằm cung cấp bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách, GSO và Bộ kế hoạch và Đầu tư cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ILO nhằm cải thiện chất lượng và tính bền vững của việc sản xuất số liệu thông qua việc tiếp tục tiến hành điều tra lao động, việc làm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, các cuộc điều tra định kỳ và đột xuất khác liên quan đến thống kê lao động; biên soạn và phân tích các chỉ tiêu việc làm bền vững, cũng như thúc đẩy công tác đối thoại chính sách với các bộ, ngành liên quan, các nhà hoạch định chính sách và các đối tác xã hội.
Ông Cao Viết Sinh khẳng định kết quả của quá trình hợp tác sẽ là tiền đề, cơ sở trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển thống kê giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược việc làm./.
Theo biên bản ghi nhớ được ký kết, GSO và ILO sẽ tăng cường hợp tác trong việc nâng cao chất lượng dữ liệu thống kê về các lĩnh vực như điều tra lực lượng lao động, cũng như các cuộc điều tra về lao động tiền lương, khu vực phi chính thức, lao động trẻ em và điều tra chuyển tiếp từ trường học tới việc làm.
Bên cạnh đó, ILO sẽ hỗ trợ cả về kỹ thuật, nhân lực và tài chính giúp GSO thực hiện xây dựng và phân tích các chỉ tiêu về việc làm bền vững, bao gồm các nghiên cứu sâu về những vấn đề then chốt của thị trường lao động, và nâng cao năng lực cho các cán bộ của GSO.
Phát biểu tại lễ ký kết, Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ILO Yoshiteru Uramoto khẳng định Việt Nam đã thực hiện thành công các cuộc điều tra lực lượng lao động thường xuyên để có thể cung cấp các số liệu về thị trường lao động theo quý và đang xây dựng kế hoạch công bố các báo cáo quý vào cuối năm 2012. Những thành tựu này sẽ giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực trong lĩnh vực hệ thống thông tin thị trường lao động.
Cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thúc đẩy thống kê lao động, ông Yoshiteru Uramoto đánh giá cao sáng kiến của GSO trong việc chuẩn bị nghiên cứu chuyên đề tập trung vào những vấn đề then chốt của thị trường lao động, nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin đầu vào sâu và hữu ích, góp phần hiệu quả vào các cuộc thảo luận chính sách cũng như giúp các nhà đầu tư nước ngoài có được các quyết định đúng đắn nhất khi đầu tư vào Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước , nhưng cũng giống như các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp khác, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn để đảm bảo sự phát triển bền vững. Vì vậy, nhu cầu có các bằng chứng khách quan, tin cậy để xây dựng và hoạch định chính sách, chiến lược lấy con người làm trung tâm nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng của một nước có thu nhập trung bình, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Để tăng cường năng lực trong việc sản xuất, cung cấp và sử dụng số liệu lao động và các chỉ tiêu thống kê việc làm bền vững nhằm cung cấp bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách, GSO và Bộ kế hoạch và Đầu tư cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ILO nhằm cải thiện chất lượng và tính bền vững của việc sản xuất số liệu thông qua việc tiếp tục tiến hành điều tra lao động, việc làm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, các cuộc điều tra định kỳ và đột xuất khác liên quan đến thống kê lao động; biên soạn và phân tích các chỉ tiêu việc làm bền vững, cũng như thúc đẩy công tác đối thoại chính sách với các bộ, ngành liên quan, các nhà hoạch định chính sách và các đối tác xã hội.
Ông Cao Viết Sinh khẳng định kết quả của quá trình hợp tác sẽ là tiền đề, cơ sở trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển thống kê giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược việc làm./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)