Nhân Ngày thế giới chống lao động trẻ em (12/6), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp để chống lạm dụng lao động trẻ em, đặc biệt lạm dụng trẻ em vào các công việc nguy hiểm.
Báo cáo của ILO với tiêu đề “Chúng ta biết gì và chúng ta cần hành động gì vì trẻ em trong các công việc nguy hiểm?” cho biết trong 215 triệu lao động trẻ em trên toàn cầu hiện có tới 115 triệu em phải làm các công việc nguy hiểm.
Theo thống kê, mỗi phút trên thế giới có ít nhất một trẻ em bị tai nạn lao động, bị bệnh tật hoặc bị chấn thương tâm lý do bị lạm dụng làm các công việc nguy hiểm.
Từ năm 2004 đến 2008, mặc dù số trẻ em ở độ tuổi 5-17 làm các công việc nguy hiểm đã giảm nhưng số trẻ em độ tuổi từ 15 -17 tuổi đã tăng thêm 20% từ 52 triệu lên 62 triệu em trong cùng thời gian này.
Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia cũng nhấn mạnh bất chấp những tiến bộ quan trọng trong thập kỷ qua, số trẻ em phải làm các công việc nguy hiểm trên thế giới vẫn cao.
Chính phủ các nước, giới chủ và người lao động phải cùng hành động để định hướng mạnh trong xây dựng và thực thi các chính sách và hành động chấm dứt lao động trẻ em.
Ngăn chặn việc lạm dụng trẻ em làm các công việc gây tổn hại đến sức khoẻ, an toàn và tâm lý của trẻ em phải là ưu tiên khẩn cấp. Đồng thời ILO cũng lo ngại tác động của khủng hoảng kinh tế đối với hiện trạng lao động trẻ em toàn cầu.
Ngoài ra, ILO kêu gọi cộng đồng thế giới đẩy nhanh các nỗ lực để đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được đi học ít nhất cho đến tuổi lao động tối thiểu.
Các nước cần ban hành các danh sách các việc làm nguy hiểm theo Công ước ILO về lao động trẻ em. Tỷ lệ trẻ em chết và bị thương ở nơi làm việc cao hơn so với người trưởng thành. Tỷ lệ trẻ em làm các công việc nguy hiểm cao nhất ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nghiên cứu của ILO lưu ý rằng vấn đề lao động trẻ em trong các công việc nguy hiểm không chỉ giới hạn ở các nước đang phát triển. Bằng chứng cho thấy tỷ lệ tổn thương cao của thanh niên do tai nạn tại nơi làm việc ở Mỹ và châu Âu.
Cho đến nay, 173 trong tổng số 183 nước thành viên ILO cam kết giải quyết vấn đề lao động trẻ em làm các công việc nguy hiểm là vấn đề khẩn cấp./.
Báo cáo của ILO với tiêu đề “Chúng ta biết gì và chúng ta cần hành động gì vì trẻ em trong các công việc nguy hiểm?” cho biết trong 215 triệu lao động trẻ em trên toàn cầu hiện có tới 115 triệu em phải làm các công việc nguy hiểm.
Theo thống kê, mỗi phút trên thế giới có ít nhất một trẻ em bị tai nạn lao động, bị bệnh tật hoặc bị chấn thương tâm lý do bị lạm dụng làm các công việc nguy hiểm.
Từ năm 2004 đến 2008, mặc dù số trẻ em ở độ tuổi 5-17 làm các công việc nguy hiểm đã giảm nhưng số trẻ em độ tuổi từ 15 -17 tuổi đã tăng thêm 20% từ 52 triệu lên 62 triệu em trong cùng thời gian này.
Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia cũng nhấn mạnh bất chấp những tiến bộ quan trọng trong thập kỷ qua, số trẻ em phải làm các công việc nguy hiểm trên thế giới vẫn cao.
Chính phủ các nước, giới chủ và người lao động phải cùng hành động để định hướng mạnh trong xây dựng và thực thi các chính sách và hành động chấm dứt lao động trẻ em.
Ngăn chặn việc lạm dụng trẻ em làm các công việc gây tổn hại đến sức khoẻ, an toàn và tâm lý của trẻ em phải là ưu tiên khẩn cấp. Đồng thời ILO cũng lo ngại tác động của khủng hoảng kinh tế đối với hiện trạng lao động trẻ em toàn cầu.
Ngoài ra, ILO kêu gọi cộng đồng thế giới đẩy nhanh các nỗ lực để đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được đi học ít nhất cho đến tuổi lao động tối thiểu.
Các nước cần ban hành các danh sách các việc làm nguy hiểm theo Công ước ILO về lao động trẻ em. Tỷ lệ trẻ em chết và bị thương ở nơi làm việc cao hơn so với người trưởng thành. Tỷ lệ trẻ em làm các công việc nguy hiểm cao nhất ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nghiên cứu của ILO lưu ý rằng vấn đề lao động trẻ em trong các công việc nguy hiểm không chỉ giới hạn ở các nước đang phát triển. Bằng chứng cho thấy tỷ lệ tổn thương cao của thanh niên do tai nạn tại nơi làm việc ở Mỹ và châu Âu.
Cho đến nay, 173 trong tổng số 183 nước thành viên ILO cam kết giải quyết vấn đề lao động trẻ em làm các công việc nguy hiểm là vấn đề khẩn cấp./.
(TTXVN/Vietnam+)