Nhân Ngày Thế giới chống lao động trẻ em 12/6 sắp tới, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) kêu gọi tất cả các nước trên toàn cầu cùng hành động để thúc đẩy lộ trình loại trừ mọi hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2016 vì các quyền con người cơ bản và công lý xã hội.
Liên hợp quốc nhấn mạnh lộ trình loại trừ mọi hình thức lao động trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2010, đã khẳng định lao động trẻ em là trở ngại lớn nhất đối với các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm bảo vệ quyền trẻ em, cũng như đối với tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.
Ngày Thế giới chống lao động trẻ em hàng năm là cơ hội để khẳng định lại rằng quyền của trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột lao động và khỏi bị vi phạm các quyền con người cơ bản của trẻ em. Ngày này cũng là cơ hội để các nước duyệt xét lại các công việc đã làm và sẽ làm để biến lộ trình này thành hiện thực.
Các công ước của ILO đều nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ trẻ em trước các hình thức bóc lột lao động và yêu cầu các nước thiết lập khuôn khổ luật pháp quan trọng để bảo vệ các quyền của trẻ em được học tập và đào tạo những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho những việc làm có chất lượng khi trưởng thành.
Tuy nhiên, ILO cũng khẳng định loại trừ mọi hình thức lao động trẻ em chỉ được thực hiện khi các nguyên tắc cơ bản và các quyền của người lao động tại nơi làm việc theo các công ước của ILO được tôn trọng, đặc biệt là nguyên tắc loại trừ mọi hình thức lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Theo số liệu mới nhất của ILO, trên thế giới hiện vẫn có tới 215 triệu lao động trẻ em, trong đó hơn 50% trong số này phải lao động trong các điều kiện tồi tệ nhất, gây tổn thương lâu dài cho các em về thể chất, tâm lý và tinh thần. Liên hợp quốc yêu cầu các nước thực hiện các biện pháp hiệu quả và khẩn cấp để loại trừ bốn hình thức lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em.
Các hình thức này bao gồm tất cả các hình thức lao động nô lệ hoặc như nô lệ như buôn bán trẻ em, dùng trẻ em để gán nợ, cưỡng bức trẻ em vào lính trong các cuộc xung đột…; mại dâm trẻ em; sử dụng trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp như sản xuất và buôn bán ma túy; cưỡng bức trẻ em lao động trong các điều kiện gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe, an toàn và tinh thần của trẻ em.
Nhân Ngày Thế giới chống lao động trẻ em, ILO cũng kêu gọi các nước chưa phê chuẩn nhanh chóng phê chuẩn Công ước của ILO về lao động trẻ em, đồng thời phát triển các chính sách và chương trình thúc đẩy tiến bộ thực sự trong loại trừ lao động trẻ em và hành động tập thể để thúc đẩy phong trào toàn cầu chống lao động trẻ em./.
Liên hợp quốc nhấn mạnh lộ trình loại trừ mọi hình thức lao động trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2010, đã khẳng định lao động trẻ em là trở ngại lớn nhất đối với các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm bảo vệ quyền trẻ em, cũng như đối với tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.
Ngày Thế giới chống lao động trẻ em hàng năm là cơ hội để khẳng định lại rằng quyền của trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột lao động và khỏi bị vi phạm các quyền con người cơ bản của trẻ em. Ngày này cũng là cơ hội để các nước duyệt xét lại các công việc đã làm và sẽ làm để biến lộ trình này thành hiện thực.
Các công ước của ILO đều nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ trẻ em trước các hình thức bóc lột lao động và yêu cầu các nước thiết lập khuôn khổ luật pháp quan trọng để bảo vệ các quyền của trẻ em được học tập và đào tạo những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho những việc làm có chất lượng khi trưởng thành.
Tuy nhiên, ILO cũng khẳng định loại trừ mọi hình thức lao động trẻ em chỉ được thực hiện khi các nguyên tắc cơ bản và các quyền của người lao động tại nơi làm việc theo các công ước của ILO được tôn trọng, đặc biệt là nguyên tắc loại trừ mọi hình thức lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Theo số liệu mới nhất của ILO, trên thế giới hiện vẫn có tới 215 triệu lao động trẻ em, trong đó hơn 50% trong số này phải lao động trong các điều kiện tồi tệ nhất, gây tổn thương lâu dài cho các em về thể chất, tâm lý và tinh thần. Liên hợp quốc yêu cầu các nước thực hiện các biện pháp hiệu quả và khẩn cấp để loại trừ bốn hình thức lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em.
Các hình thức này bao gồm tất cả các hình thức lao động nô lệ hoặc như nô lệ như buôn bán trẻ em, dùng trẻ em để gán nợ, cưỡng bức trẻ em vào lính trong các cuộc xung đột…; mại dâm trẻ em; sử dụng trẻ em vào các hoạt động bất hợp pháp như sản xuất và buôn bán ma túy; cưỡng bức trẻ em lao động trong các điều kiện gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe, an toàn và tinh thần của trẻ em.
Nhân Ngày Thế giới chống lao động trẻ em, ILO cũng kêu gọi các nước chưa phê chuẩn nhanh chóng phê chuẩn Công ước của ILO về lao động trẻ em, đồng thời phát triển các chính sách và chương trình thúc đẩy tiến bộ thực sự trong loại trừ lao động trẻ em và hành động tập thể để thúc đẩy phong trào toàn cầu chống lao động trẻ em./.
(TTXVN)