Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/1 cảnh báo trong khi nhiều nước châu Âu đã đạt được mục tiêu cắt giảm ngân sách thì một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và Brazil lại thất bại trong nỗ lực này.
Trong báo cáo cập nhật về giám sát tài chính dài sáu trang, IMF đánh giá thấp dự luật cắt giảm thuế và gói chi tiêu của Chính phủ Mỹ được Quốc hội thông qua hồi tháng 12 năm ngoái.
Báo cáo nhận định một số biện pháp nhằm khôi phục thị trường lao động và nhà đất của Mỹ đều hợp lý, song cơ cấu của gói trên đồng nghĩa với việc giảm tác động kích thích nền kinh tế. IMF cũng nhấn mạnh các biện pháp mới này sẽ làm thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng nhẹ trong năm tài chính 2011, tương đương 10,8 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
IMF đồng thời đề cập việc Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua kế hoạch cải cách then chốt, cho rằng quá trình phát triển kế hoạch củng cố ngân sách của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã và đang diễn ra với tốc độ chậm.
Trước đó, ngày 26/1, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) thông báo thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa 2011, kết thúc vào ngày 30/9, có thể lên đến gần 1,5 nghìn tỷ USD, chiếm 9,8% GDP, cao hơn nhiều so với dự đoán trước là 1,07 nghìn tỷ USD.
Ở Nhật Bản, kế hoạch nhằm hạn chế thâm hụt trong năm 2011 đã bị điều chỉnh lại sau khi Quốc hội thông qua dự luật tăng ngân sách của chính phủ. Báo cáo của IMF, dự báo triển vọng của 14 nền kinh tế lớn, được công bố chỉ vài giờ sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standart & Poor's (S&P) lần đầu tiên hạ thấp tín nhiệm đối với nợ công của Nhật Bản kể từ năm 2002. Nguyên nhân là do chính phủ thiếu chiến lược chặt chẽ nhằm giảm bớt gánh nặng nợ.
Đối với Brazil, IMF cho biết chính phủ nước này cũng đã không đạt được mục tiêu cân bằng nợ công không quá 3% GDP. Theo IMF, việc cường quốc mới nổi ở Nam Mỹ này sử dụng các khoản thu nhập cao để chi cho các khoản ngân sách cao "chót vót" mà không dùng để cân bằng ngân sách là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trong khi đó, các nước châu Âu, như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Anh, đang đạt nhiều kết quả tốt trong việc ổn định ngân sách tài chính. Giới phân tích dự báo thâm hụt ngân sách của những nước này trong năm nay sẽ giảm khoảng 1-3% so với năm 2010.
Thêm vào đó, các nền kinh tế lớn châu Âu này sẽ củng cố hơn nữa vị thế tài chính của mình trong năm 2012. IMF nhận định việc những nước nói trên thu hồi các gói cứu trợ kinh tế và thực hiện các biện pháp kinh tế, cùng với mức tăng trưởng cao sẽ góp phần làm giảm thâm hụt ngân sách./.
Trong báo cáo cập nhật về giám sát tài chính dài sáu trang, IMF đánh giá thấp dự luật cắt giảm thuế và gói chi tiêu của Chính phủ Mỹ được Quốc hội thông qua hồi tháng 12 năm ngoái.
Báo cáo nhận định một số biện pháp nhằm khôi phục thị trường lao động và nhà đất của Mỹ đều hợp lý, song cơ cấu của gói trên đồng nghĩa với việc giảm tác động kích thích nền kinh tế. IMF cũng nhấn mạnh các biện pháp mới này sẽ làm thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng nhẹ trong năm tài chính 2011, tương đương 10,8 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
IMF đồng thời đề cập việc Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua kế hoạch cải cách then chốt, cho rằng quá trình phát triển kế hoạch củng cố ngân sách của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã và đang diễn ra với tốc độ chậm.
Trước đó, ngày 26/1, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) thông báo thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa 2011, kết thúc vào ngày 30/9, có thể lên đến gần 1,5 nghìn tỷ USD, chiếm 9,8% GDP, cao hơn nhiều so với dự đoán trước là 1,07 nghìn tỷ USD.
Ở Nhật Bản, kế hoạch nhằm hạn chế thâm hụt trong năm 2011 đã bị điều chỉnh lại sau khi Quốc hội thông qua dự luật tăng ngân sách của chính phủ. Báo cáo của IMF, dự báo triển vọng của 14 nền kinh tế lớn, được công bố chỉ vài giờ sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standart & Poor's (S&P) lần đầu tiên hạ thấp tín nhiệm đối với nợ công của Nhật Bản kể từ năm 2002. Nguyên nhân là do chính phủ thiếu chiến lược chặt chẽ nhằm giảm bớt gánh nặng nợ.
Đối với Brazil, IMF cho biết chính phủ nước này cũng đã không đạt được mục tiêu cân bằng nợ công không quá 3% GDP. Theo IMF, việc cường quốc mới nổi ở Nam Mỹ này sử dụng các khoản thu nhập cao để chi cho các khoản ngân sách cao "chót vót" mà không dùng để cân bằng ngân sách là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trong khi đó, các nước châu Âu, như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Anh, đang đạt nhiều kết quả tốt trong việc ổn định ngân sách tài chính. Giới phân tích dự báo thâm hụt ngân sách của những nước này trong năm nay sẽ giảm khoảng 1-3% so với năm 2010.
Thêm vào đó, các nền kinh tế lớn châu Âu này sẽ củng cố hơn nữa vị thế tài chính của mình trong năm 2012. IMF nhận định việc những nước nói trên thu hồi các gói cứu trợ kinh tế và thực hiện các biện pháp kinh tế, cùng với mức tăng trưởng cao sẽ góp phần làm giảm thâm hụt ngân sách./.
(TTXVN/Vietnam+)