Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lại lên tiếng cảnh báo "bóng ma" của các cuộc chiến tranh thương mại vẫn ẩn hiện trong nền thương mại toàn cầu. Chiến tranh thương mại nổ ra giữa các cường quốc về thương mại có thể làm mất hàng triệu việc làm.
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF David Lipton nhấn mạnh tác động dai dẳng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cản trở các nỗ lực cải tổ hệ thống thương mại. Khủng hoảng kéo dài và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở nhiều nền kinh tế phát triển đang làm gia tăng sức ép bảo hộ mậu dịch.
Các bóng ma chiến tranh thương mại đã xuất hiện tại hội nghị mới đây của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó nhiều nước lớn đã gây sức ép để sử dụng giải pháp bảo hộ, bù lại những thiệt hại do các nước sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ để giành lợi thế xuất khẩu. Nhiều nước phát triển đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao đã công khai đe dọa áp đặt thuế chống bán phá giá hoặc thông qua các luật áp dụng các biện pháp thương mại để trả đũa nhau….
Nghiên cứu mới nhất của IMF về phản ứng bảo hộ mậu dịch trong khủng hoảng ghi nhận các biện pháp bảo hộ đã tác động mạnh mẽ đến một số sản phẩm đặc biệt. IMF kêu gọi trong bối cảnh các mô hình trao đổi thương mại thế giới đang biến đổi, chương trình nghị sự thương mại đa phương cần được điều chỉnh để không chỉ giới hạn trong các vấn đề thương mại truyền thống mà còn phải tập trung vào các vấn đề mới nổi lên trong thương mại quốc tế, như chủ nghĩa khu vực mở, an ninh lương thực và an ninh năng lượng…
Các vấn đề mới này có nguy cơ dẫn đến các giải pháp đơn phương và chỉ giới hạn các giao dịch trong một nhóm nhỏ. IMF đã phát triển các chỉ số mới để xác định mức độ các nguy cơ bảo hộ mậu dịch nhằm dự báo và cảnh báo sớm nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại./.
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF David Lipton nhấn mạnh tác động dai dẳng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cản trở các nỗ lực cải tổ hệ thống thương mại. Khủng hoảng kéo dài và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở nhiều nền kinh tế phát triển đang làm gia tăng sức ép bảo hộ mậu dịch.
Các bóng ma chiến tranh thương mại đã xuất hiện tại hội nghị mới đây của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó nhiều nước lớn đã gây sức ép để sử dụng giải pháp bảo hộ, bù lại những thiệt hại do các nước sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ để giành lợi thế xuất khẩu. Nhiều nước phát triển đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao đã công khai đe dọa áp đặt thuế chống bán phá giá hoặc thông qua các luật áp dụng các biện pháp thương mại để trả đũa nhau….
Nghiên cứu mới nhất của IMF về phản ứng bảo hộ mậu dịch trong khủng hoảng ghi nhận các biện pháp bảo hộ đã tác động mạnh mẽ đến một số sản phẩm đặc biệt. IMF kêu gọi trong bối cảnh các mô hình trao đổi thương mại thế giới đang biến đổi, chương trình nghị sự thương mại đa phương cần được điều chỉnh để không chỉ giới hạn trong các vấn đề thương mại truyền thống mà còn phải tập trung vào các vấn đề mới nổi lên trong thương mại quốc tế, như chủ nghĩa khu vực mở, an ninh lương thực và an ninh năng lượng…
Các vấn đề mới này có nguy cơ dẫn đến các giải pháp đơn phương và chỉ giới hạn các giao dịch trong một nhóm nhỏ. IMF đã phát triển các chỉ số mới để xác định mức độ các nguy cơ bảo hộ mậu dịch nhằm dự báo và cảnh báo sớm nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại./.
(TTXVN/Vietnam+)