IMF đề xuất sáng kiến thúc đẩy sự phục hồi kinh tế

Ngày 15/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đề xuất các sáng kiến chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế toàn cầu trên cơ sở đánh giá mới về những thách thức chính sách và triển vọng kinh tế thế giới.

IMF không thay đổi các dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 và 2012, đồng thời nhấn mạnh hiện tượng tăng trưởng cao ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển và tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế phát triển chỉ là tạm thời do mất cân bằng tài chính.
Ngày 15/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đề xuất các sáng kiến chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế toàn cầu trên cơ sở đánh giá mới về những thách thức chính sách và triển vọng kinh tế thế giới.

IMF không thay đổi các dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 và 2012, đồng thời nhấn mạnh hiện tượng tăng trưởng cao ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển và tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế phát triển chỉ là tạm thời do mất cân bằng tài chính. Tuy nhiên, các nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới rơi trở lại suy thoái đang có xu hướng tăng lên.

Tiến trình cải tổ khu vực tài chính của các nền kinh tế phát triển chậm chạp, khủng hoảng nợ kéo dài và những nỗ lực điều chỉnh nợ của khu vực châu Âu đang làm tăng nguy cơ khủng hoảng lan rộng vượt quá phạm vi châu Âu.

Hiểm họa do thiếu các kế hoạch tài chính trung hạn cũng đang tăng lên ở các nước phát triển ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật Bản. Lãi suất thấp ở các nền kinh tế phát triển tiếp tục đẩy các nhà đầu tư vào khu vực tài sản đầy rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận cao khiến nguy cơ mất cân bằng tài chính lớn, thậm chí ở cả một số nền kinh tế mới nổi.

Sức ép từ tình trạng phát triển quá nóng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục tăng mà biểu hiện cụ thể là lạm phát và tín dụng đều tăng mạnh.

Trên cơ sở những đánh giá mới trên, trong sáng kiến chính sách mới, IMF kêu gọi châu Âu khẩn cấp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp để giảm và loại trừ sự lây lan virus khủng hoảng.

Các nền kinh tế phát triển cần nhanh chóng đẩy mạnh cải tổ khu vực tài chính và tài khóa để giúp hệ thống tài chính có sức chống đỡ và phục hồi nhanh trước các cú sốc mới mang tính hệ thống. Các nền kinh tế phát triển thuộc Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) cần thúc đẩy các chương trình củng cố tài chính trung hạn đáng tin cậy để cân bằng sự tăng trưởng mong mạnh ngắn hạn với sự bền vững tài chính.

Chính sách tiền tệ cần hỗ trợ tích cực các nỗ lực điều chỉnh tài khóa và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các khu vực còn trì trệ của nền kinh tế. Các nền kinh tế mới nổi thuộc G20 cần nhanh chóng tái cân bằng nhu cầu và siết chặt chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời cũng cần sử dụng tích cực và thực tế các công cụ vĩ mô thận trọng để xử lý tốt dòng vốn đầu tư lớn đổ vào các nền kinh tế này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục