Ngày 24/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hoan nghênh các tiến bộ tài chính ở các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi.
IMF đưa ra đánh giá cập nhật hiện trạng tài chính của các chính phủ, nợ và thâm hụt ngân sách ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi, trong đó ghi nhận các điều chỉnh tài chính ở các nền kinh tế phát triển vẫn tiếp tục với nhịp độ thích hợp và đáng hài lòng theo đúng dự báo của IMF 3 tháng trước đây.
Nhịp độ điều chỉnh tài chính ở các nền kinh tế mới nổi sẽ chậm lại trong năm 2012 và 2013 nhưng cũng thích hợp với bối cảnh các nền kinh tế này có nợ và thâm hụt ngân sách thấp.
Giám đốc các vấn đề tài chính của IMF, Carlo Cottarelli, khẳng định các tiến bộ tài chính ở các nền kinh tế phát triển là rõ ràng. Thâm hụt ngân sách sẽ giảm ở 75% các nền kinh tế phát triển trong năm 2012 và 90% các nền kinh tế này trong năm 2013.
Nợ cũng đã bắt đầu giảm. IMF dự báo 33% trong tổng số các nền kinh tế phát triển sẽ giảm tỷ lệ nợ trong năm 2012 và 50% sẽ giảm tỷ lệ nợ trong năm 2013. Tiến bộ trong giảm thâm hụt ngân sách ở châu Âu đồng nghĩa với siết chặt tài chính được nhẹ bớt, nhờ đó giảm được những trở ngại do nhân tố tài chính gây ra cho tăng trưởng kinh tế. Đây là tin tốt cho tăng trưởng.
Tuy nhiên, hiện trạng tài chính ở các nền kinh tế mới nổi đang suy yếu, thậm chí ở nhiều nước thâm hụt ngân sách cao hơn mọi dự báo trong năm 2012 và 2013. Thâm hụt ngân sách tăng phản ánh suy giảm các hoạt động kinh tế trong bối cảnh vị thế tài chính tương đối mạnh hơn.
Vì vậy, rất ít nền kinh tế mới nổi thúc đẩy các chiến lược điều chỉnh tài chính, mà phần lớn các nền kinh tế có không gian tài chính lớn đang tận dụng không gian này để đệm cho nền kinh tế khỏi bị tác động của hiện trạng phát triển của các khu vực khác.
IMF cũng ghi nhận tiến triển trong tăng cường quản trị tài chính ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi trong đó cho đến nay, 10 nước trong 25 nước thành viên Liên minh châu Âu đã phê chuẩn hiệp ước hợp đồng tài chính để tăng cường khuôn khổ tài chính và xử lý tốt hơn thâm hụt cơ cấu.
IMF kêu gọi EU tiếp tục đẩy nhanh hòa nhập tài chính và ngân hàng, thúc đẩy các hành động ổn định các điều kiện tài chính trong các thị trường nợ công trên phạm vi toàn khu vực đồng euro. Các biện pháp này tuy không thể thay thế tiến bộ hơn nữa trong giảm nợ và thâm hụt ngân sách ở các nền kinh tế đang phải chịu sức ép thị trường, nhưng có thể đảm bảo rằng các nước nhận thức được đầy đủ các lợi ích thị trường của những cải thiện đạt được một cách khó khăn trong nền tảng tài chính của họ./.
IMF đưa ra đánh giá cập nhật hiện trạng tài chính của các chính phủ, nợ và thâm hụt ngân sách ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi, trong đó ghi nhận các điều chỉnh tài chính ở các nền kinh tế phát triển vẫn tiếp tục với nhịp độ thích hợp và đáng hài lòng theo đúng dự báo của IMF 3 tháng trước đây.
Nhịp độ điều chỉnh tài chính ở các nền kinh tế mới nổi sẽ chậm lại trong năm 2012 và 2013 nhưng cũng thích hợp với bối cảnh các nền kinh tế này có nợ và thâm hụt ngân sách thấp.
Giám đốc các vấn đề tài chính của IMF, Carlo Cottarelli, khẳng định các tiến bộ tài chính ở các nền kinh tế phát triển là rõ ràng. Thâm hụt ngân sách sẽ giảm ở 75% các nền kinh tế phát triển trong năm 2012 và 90% các nền kinh tế này trong năm 2013.
Nợ cũng đã bắt đầu giảm. IMF dự báo 33% trong tổng số các nền kinh tế phát triển sẽ giảm tỷ lệ nợ trong năm 2012 và 50% sẽ giảm tỷ lệ nợ trong năm 2013. Tiến bộ trong giảm thâm hụt ngân sách ở châu Âu đồng nghĩa với siết chặt tài chính được nhẹ bớt, nhờ đó giảm được những trở ngại do nhân tố tài chính gây ra cho tăng trưởng kinh tế. Đây là tin tốt cho tăng trưởng.
Tuy nhiên, hiện trạng tài chính ở các nền kinh tế mới nổi đang suy yếu, thậm chí ở nhiều nước thâm hụt ngân sách cao hơn mọi dự báo trong năm 2012 và 2013. Thâm hụt ngân sách tăng phản ánh suy giảm các hoạt động kinh tế trong bối cảnh vị thế tài chính tương đối mạnh hơn.
Vì vậy, rất ít nền kinh tế mới nổi thúc đẩy các chiến lược điều chỉnh tài chính, mà phần lớn các nền kinh tế có không gian tài chính lớn đang tận dụng không gian này để đệm cho nền kinh tế khỏi bị tác động của hiện trạng phát triển của các khu vực khác.
IMF cũng ghi nhận tiến triển trong tăng cường quản trị tài chính ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi trong đó cho đến nay, 10 nước trong 25 nước thành viên Liên minh châu Âu đã phê chuẩn hiệp ước hợp đồng tài chính để tăng cường khuôn khổ tài chính và xử lý tốt hơn thâm hụt cơ cấu.
IMF kêu gọi EU tiếp tục đẩy nhanh hòa nhập tài chính và ngân hàng, thúc đẩy các hành động ổn định các điều kiện tài chính trong các thị trường nợ công trên phạm vi toàn khu vực đồng euro. Các biện pháp này tuy không thể thay thế tiến bộ hơn nữa trong giảm nợ và thâm hụt ngân sách ở các nền kinh tế đang phải chịu sức ép thị trường, nhưng có thể đảm bảo rằng các nước nhận thức được đầy đủ các lợi ích thị trường của những cải thiện đạt được một cách khó khăn trong nền tảng tài chính của họ./.
(TTXVN)