Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 22/5 kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne chuẩn bị một gói cắt giảm thuế khẩn cấp, tăng chi tiêu cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đồng thời tiếp tục hạ lãi suất và bơm thêm tiền để đưa nền kinh tế này thoát khỏi suy thoái kép.
Bày tỏ mối lo ngại về tình hình tăng trưởng yếu và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ cao ở Anh, IMF nói rằng ngoài việc Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE), Mervyn King, phải hành động nhanh chóng, Bộ trưởng tài chính nước này cũng nên sẵn sàng lên kế hoạch B cho nền kinh tế, bao gồm việc cắt giảm tạm thời thuế giá trị gia tăng và bảo hiểm quốc gia.
Trong báo cáo hàng năm về kinh tế Anh, IMF lưu ý rằng chính phủ nước này cần nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo sự "phục hồi kinh tế bền vững."
Nước này cũng có thể thực hiện các biện pháp kích thích tài chính thông qua chương trình nới lỏng định lượng (QE) và cắt giảm lãi suất.
Ủy ban chính sách tiền tệ của BoE đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,5% hồi tháng 3/2009. Theo chương trình QE, BoE đến nay đã bơm vào nền kinh tế 325 tỷ bảng Anh (512 tỷ USD) tiền mặt thông qua việc mua các tài sản, như trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động cho vay.
Khả năng BoE thực hiện chương trình QE càng gia tăng sau khi Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh công bố tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2010 là 3% trong tháng 4/2012, so với 3,5% tháng trước đó. Điều này có thể thúc đẩy BoE bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Theo IMF, Chính phủ Anh có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua tăng chi tiêu cho các dự án mở rộng cơ sở hạ tầng, qua đó giúp tăng việc làm và nhu cầu trong nền kinh tế; nguồn kinh phí có thể lấy từ ngân sách hiện có bằng cách hạn chế hơn nữa tiền lương khu vực công hoặc cải cách thuế tài sản.
Định chế tài chính này cũng kêu gọi Anh chuẩn bị cho điều xấu nhất, bởi Hy Lạp vẫn đang đứng bên bờ vực của sự rời bỏ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và các "bức tường lửa" bảo vệ đồng euro khỏi sự lây lan đang có dấu hiệu yếu đi.
Cuộc khủng hoảng nợ Eurozone cùng với các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã đẩy kinh tế Anh rơi trở lại suy thoái trong quý 4 năm 2011. IMF cho rằng Chính phủ Anh có thể giảm tốc độ thực hiện các biện pháp khắc khổ để thúc đẩy tăng trưởng.
Mặc dầu vậy, IMF dự báo kinh tế Anh sẽ tăng trưởng trở lại, tuy ở mức khiêm tốn, trong nửa cuối năm 2012 nếu cuộc khủng hoảng nợ châu Âu dịu đi./.
Bày tỏ mối lo ngại về tình hình tăng trưởng yếu và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ cao ở Anh, IMF nói rằng ngoài việc Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE), Mervyn King, phải hành động nhanh chóng, Bộ trưởng tài chính nước này cũng nên sẵn sàng lên kế hoạch B cho nền kinh tế, bao gồm việc cắt giảm tạm thời thuế giá trị gia tăng và bảo hiểm quốc gia.
Trong báo cáo hàng năm về kinh tế Anh, IMF lưu ý rằng chính phủ nước này cần nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo sự "phục hồi kinh tế bền vững."
Nước này cũng có thể thực hiện các biện pháp kích thích tài chính thông qua chương trình nới lỏng định lượng (QE) và cắt giảm lãi suất.
Ủy ban chính sách tiền tệ của BoE đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,5% hồi tháng 3/2009. Theo chương trình QE, BoE đến nay đã bơm vào nền kinh tế 325 tỷ bảng Anh (512 tỷ USD) tiền mặt thông qua việc mua các tài sản, như trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động cho vay.
Khả năng BoE thực hiện chương trình QE càng gia tăng sau khi Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh công bố tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2010 là 3% trong tháng 4/2012, so với 3,5% tháng trước đó. Điều này có thể thúc đẩy BoE bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Theo IMF, Chính phủ Anh có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua tăng chi tiêu cho các dự án mở rộng cơ sở hạ tầng, qua đó giúp tăng việc làm và nhu cầu trong nền kinh tế; nguồn kinh phí có thể lấy từ ngân sách hiện có bằng cách hạn chế hơn nữa tiền lương khu vực công hoặc cải cách thuế tài sản.
Định chế tài chính này cũng kêu gọi Anh chuẩn bị cho điều xấu nhất, bởi Hy Lạp vẫn đang đứng bên bờ vực của sự rời bỏ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và các "bức tường lửa" bảo vệ đồng euro khỏi sự lây lan đang có dấu hiệu yếu đi.
Cuộc khủng hoảng nợ Eurozone cùng với các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã đẩy kinh tế Anh rơi trở lại suy thoái trong quý 4 năm 2011. IMF cho rằng Chính phủ Anh có thể giảm tốc độ thực hiện các biện pháp khắc khổ để thúc đẩy tăng trưởng.
Mặc dầu vậy, IMF dự báo kinh tế Anh sẽ tăng trưởng trở lại, tuy ở mức khiêm tốn, trong nửa cuối năm 2012 nếu cuộc khủng hoảng nợ châu Âu dịu đi./.
Ngân Bình(TTXVN)