Trong báo cáo đánh giá thường kỳ về kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoan nghênh những tiến triển mà Eurozone đã đạt được trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công năm vừa qua, song định chế tài chính này cũng nhấn mạnh Eurozone cần phối hợp hành động nhiều hơn để làm hồi sinh tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Những việc cần làm ngay đối với Eurozone là củng cố lĩnh vực ngân hàng, xúc tiến việc thành lập liên minh ngân hàng và tăng nhu cầu trong khu vực.
IMF nhận định tăng trưởng kinh tế khu vực này vẫn còn yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục. Vì vậy, việc phối hợp chính sách để khôi phục thể trạng của lĩnh vực tài chính cũng như hoàn thiện liên minh ngân hàng là điều cần thiết đối với Eurozone.
Khủng hoảng nợ công đã kéo tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đi xuống và khiến nhiều thành viên phải viện tới các khoản cho vay cứu trợ của cộng đồng tế.
Nguy cơ tan vỡ của khu vực đồng tiền chung cách đây 12 tháng đã được đẩy lui nhờ việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố có thể thực hiện chương trình mua trái phiếu, song hành với các biện pháp khác, để ngăn chặn rủi ro và ổn định các thị trường tài chính.
[Kinh tế Eurozone có hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại]
Tuy nhiên, theo IMF, những tiến triển này chưa đủ để tuyên bố khủng hoảng nợ ở Eurozone đã kết thúc. Thay vào đó, IMF thúc giục các nhà lãnh đạo trong khu vực nhanh chóng tập trung đối phó với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, một trong nhân tố đe dọa tình hình kinh tế và chính trị của cả khu vực trong dài hạn.
Báo cáo của IMF lưu ý rằng chỉ áp dụng chính sách tiền tệ thì chưa đủ để giải quyết vấn đề ngân hàng, Eurozone cần phải cung cấp thêm tài chính để ngăn chặn dòng tín dụng giảm cho tới khi khu vực này đưa ra được những biện pháp hành động sâu rộng hơn để khôi phục hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh tăng trưởng còn yếu và lạm phát thấp, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ là điều cần thiết để hỗ trợ nhu cầu trong khu vực. ECB đã hạ lãi suất xuống mức thấp chưa từng thấy, song Chủ tịch ECB Mario Draghi hôm 4/7 nói rằng ECB sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức hiện tại hoặc thấp hơn trong thời gian tới để hỗ trợ nhu cầu trong toàn khu vực nếu tình hình kinh tế không cải thiện./.
Những việc cần làm ngay đối với Eurozone là củng cố lĩnh vực ngân hàng, xúc tiến việc thành lập liên minh ngân hàng và tăng nhu cầu trong khu vực.
IMF nhận định tăng trưởng kinh tế khu vực này vẫn còn yếu và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục. Vì vậy, việc phối hợp chính sách để khôi phục thể trạng của lĩnh vực tài chính cũng như hoàn thiện liên minh ngân hàng là điều cần thiết đối với Eurozone.
Khủng hoảng nợ công đã kéo tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đi xuống và khiến nhiều thành viên phải viện tới các khoản cho vay cứu trợ của cộng đồng tế.
Nguy cơ tan vỡ của khu vực đồng tiền chung cách đây 12 tháng đã được đẩy lui nhờ việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố có thể thực hiện chương trình mua trái phiếu, song hành với các biện pháp khác, để ngăn chặn rủi ro và ổn định các thị trường tài chính.
[Kinh tế Eurozone có hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại]
Tuy nhiên, theo IMF, những tiến triển này chưa đủ để tuyên bố khủng hoảng nợ ở Eurozone đã kết thúc. Thay vào đó, IMF thúc giục các nhà lãnh đạo trong khu vực nhanh chóng tập trung đối phó với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, một trong nhân tố đe dọa tình hình kinh tế và chính trị của cả khu vực trong dài hạn.
Báo cáo của IMF lưu ý rằng chỉ áp dụng chính sách tiền tệ thì chưa đủ để giải quyết vấn đề ngân hàng, Eurozone cần phải cung cấp thêm tài chính để ngăn chặn dòng tín dụng giảm cho tới khi khu vực này đưa ra được những biện pháp hành động sâu rộng hơn để khôi phục hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh tăng trưởng còn yếu và lạm phát thấp, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ là điều cần thiết để hỗ trợ nhu cầu trong khu vực. ECB đã hạ lãi suất xuống mức thấp chưa từng thấy, song Chủ tịch ECB Mario Draghi hôm 4/7 nói rằng ECB sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức hiện tại hoặc thấp hơn trong thời gian tới để hỗ trợ nhu cầu trong toàn khu vực nếu tình hình kinh tế không cải thiện./.
Như Mai (TTXVN)