Ngày 16/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã khẳng định quyết tâm tăng cường các quan hệ đối tác sâu sắc hơn với châu Á để làm giảm tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến khu vực này và giúp thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh hơn và lành mạnh hơn.
Tại Diễn đàn Tài chính châu Á tổ chức tại Hong Kong, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF David Lipton nhấn mạnh, tuy phải chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế châu Á vẫn vững mạnh và có triển vọng tươi sáng một phần nhờ đã mạnh dạn thúc đẩy những cải tổ táo bạo.
Tuy nhiên, những khó khăn kinh tế của các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, đang đe dọa sự thịnh vượng của châu Á. Vì vậy, châu Á không thể mạo hiểm chỉ đứng ngoài nhìn châu Âu giải quyết những khó khăn của họ mà phải đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Sự hợp tác giữa châu Á và IMF có thể giúp đảm bảo ổn định và thịnh vượng không chỉ cho châu Á mà cả thế giới.
Phó Giám đốc IMF cảnh báo, trong khi nhịp độ các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu đang suy giảm, hiểm họa đối với châu Âu và thế giới lại cao. Tuy nhiên, thế giới không được phép để những bi quan làm tê liệt hành động mà đây là thời điểm cần tập trung mọi nỗ lực để vượt qua khủng hoảng với niềm hy vọng cao nhất.
Nếu không hành động, châu Âu có thể bị rơi vào vòng xoáy sụp đổ niềm tin, tăng trưởng trì trệ và không thể tạo ra nhiều việc làm. Nhấn mạnh những liên kết tài chính và quan hệ thương mại Á- Âu, ông Lipton khẳng định không nước nào hoặc khu vực nào trong nền kinh tế kết nối toàn cầu hiện nay miễn dịch được với thảm họa này.
Ông Lipton nhấn mạnh, IMF là đối tác luôn sát cánh với châu Á trong quá trình phát triển và tăng cường vị thế của châu Á trong nền kinh tế toàn cầu.
IMF học được những bài học quan trọng từ kinh nghiệm của châu Á và nay đang áp dụng những kinh nghiệm này vào các chương trình trên quy mô toàn cầu, kể cả châu Âu.
Theo ông Lipton, hai lĩnh vực mà IMF có thể hành động để hỗ trợ các lợi ích của châu Á là tăng cường giám sát kinh tế, tài chính để ngăn chặn khủng hoảng và tăng cường mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu.
Châu Á hiện nắm giữ 40% chức vụ trong ban lãnh đạo IMF và đang nổi lên là trung tâm sức mạnh kinh tế toàn cầu, vì vậy, lẽ tự nhiên, tiếng nói của châu Á trong IMF ngày càng có ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu./.
Tại Diễn đàn Tài chính châu Á tổ chức tại Hong Kong, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF David Lipton nhấn mạnh, tuy phải chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế châu Á vẫn vững mạnh và có triển vọng tươi sáng một phần nhờ đã mạnh dạn thúc đẩy những cải tổ táo bạo.
Tuy nhiên, những khó khăn kinh tế của các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, đang đe dọa sự thịnh vượng của châu Á. Vì vậy, châu Á không thể mạo hiểm chỉ đứng ngoài nhìn châu Âu giải quyết những khó khăn của họ mà phải đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Sự hợp tác giữa châu Á và IMF có thể giúp đảm bảo ổn định và thịnh vượng không chỉ cho châu Á mà cả thế giới.
Phó Giám đốc IMF cảnh báo, trong khi nhịp độ các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu đang suy giảm, hiểm họa đối với châu Âu và thế giới lại cao. Tuy nhiên, thế giới không được phép để những bi quan làm tê liệt hành động mà đây là thời điểm cần tập trung mọi nỗ lực để vượt qua khủng hoảng với niềm hy vọng cao nhất.
Nếu không hành động, châu Âu có thể bị rơi vào vòng xoáy sụp đổ niềm tin, tăng trưởng trì trệ và không thể tạo ra nhiều việc làm. Nhấn mạnh những liên kết tài chính và quan hệ thương mại Á- Âu, ông Lipton khẳng định không nước nào hoặc khu vực nào trong nền kinh tế kết nối toàn cầu hiện nay miễn dịch được với thảm họa này.
Ông Lipton nhấn mạnh, IMF là đối tác luôn sát cánh với châu Á trong quá trình phát triển và tăng cường vị thế của châu Á trong nền kinh tế toàn cầu.
IMF học được những bài học quan trọng từ kinh nghiệm của châu Á và nay đang áp dụng những kinh nghiệm này vào các chương trình trên quy mô toàn cầu, kể cả châu Âu.
Theo ông Lipton, hai lĩnh vực mà IMF có thể hành động để hỗ trợ các lợi ích của châu Á là tăng cường giám sát kinh tế, tài chính để ngăn chặn khủng hoảng và tăng cường mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu.
Châu Á hiện nắm giữ 40% chức vụ trong ban lãnh đạo IMF và đang nổi lên là trung tâm sức mạnh kinh tế toàn cầu, vì vậy, lẽ tự nhiên, tiếng nói của châu Á trong IMF ngày càng có ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)