Ban điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhất trí thông qua các biện pháp cải cách thể chế tài chính đa phương này, theo đó sẽ tăng thêm quyền bỏ phiếu cho các nền kinh tế đang nổi.
Trong một tuyên bố ngày 16/12, IMF cho biết hơn 6% tỷ lệ bỏ phiếu của các nước công nghiệp phát triển và các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ được chuyển cho các nền kinh tế mới nổi năng động.
Tỷ lệ bỏ phiếu trong tổ chức tài chính đa phương này có ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ trao cho các quốc gia quyền đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến phương thức sử dụng nguồn tiền mà các nước thành viên đóng góp. IMF cho rằng việc trao thêm quyền bỏ phiếu cho các quốc gia mới nổi và đang phát triển sẽ giúp tổ chức này đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế.
Theo IMF, trong tương lai, 10 quốc gia thành viên của thể chế tài chính này có quyền bỏ phiếu cao nhất sẽ là Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy, Anh và các nước mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga.
Trước đó, đầu tháng 11 vừa qua, Ban giám đốc IMF đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) về cải tổ IMF.
Giới quan sát đánh giá thỏa thuận lịch sử này là đợt cải tổ cơ cấu điều hành cơ bản nhất trong lịch sử 65 năm của IMF, và là sự thay đổi có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay theo hướng có lợi cho thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, nhằm thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của họ trong nền kinh tế toàn cầu.
Các nền kinh tế mới nổi ngày càng có thêm ảnh hưởng trong IMF, sự thay đổi về tỷ lệ bỏ phiếu là sự khởi đầu cho công cuộc cải tổ mạnh mẽ và toàn diện định chế tài chính đa phương lớn nhất thế giới ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tiến tới xác lập một trật tự kinh tế toàn cầu mới./.
Trong một tuyên bố ngày 16/12, IMF cho biết hơn 6% tỷ lệ bỏ phiếu của các nước công nghiệp phát triển và các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ được chuyển cho các nền kinh tế mới nổi năng động.
Tỷ lệ bỏ phiếu trong tổ chức tài chính đa phương này có ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ trao cho các quốc gia quyền đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến phương thức sử dụng nguồn tiền mà các nước thành viên đóng góp. IMF cho rằng việc trao thêm quyền bỏ phiếu cho các quốc gia mới nổi và đang phát triển sẽ giúp tổ chức này đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế.
Theo IMF, trong tương lai, 10 quốc gia thành viên của thể chế tài chính này có quyền bỏ phiếu cao nhất sẽ là Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy, Anh và các nước mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga.
Trước đó, đầu tháng 11 vừa qua, Ban giám đốc IMF đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) về cải tổ IMF.
Giới quan sát đánh giá thỏa thuận lịch sử này là đợt cải tổ cơ cấu điều hành cơ bản nhất trong lịch sử 65 năm của IMF, và là sự thay đổi có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay theo hướng có lợi cho thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, nhằm thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của họ trong nền kinh tế toàn cầu.
Các nền kinh tế mới nổi ngày càng có thêm ảnh hưởng trong IMF, sự thay đổi về tỷ lệ bỏ phiếu là sự khởi đầu cho công cuộc cải tổ mạnh mẽ và toàn diện định chế tài chính đa phương lớn nhất thế giới ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tiến tới xác lập một trật tự kinh tế toàn cầu mới./.
(TTXVN/Vietnam+)