Theo các nhà kinh tế, lạm phát tại Indonesia trong tháng Tư có thể tăng nhanh nhất trong năm nay, do giá thực phẩm và dịch vụ leo thang trước sự lo ngại của thị trường về kế hoạch tăng giá nhiên liệu được chính phủ trợ cấp.
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4/2012 có thể tăng 4,4-4,53% so với cùng kỳ năm 2011, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,97% trong tháng 3/2012, mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/2011. Nhà kinh tế David Sumual thuộc ngân hàng Bank Central Asia nhận định lạm phát ước tăng 4,46% trong tháng Tư.
Trong khi đó, H. Anton Gunawan, một nhà kinh tế thuộc ngân hàng Danamon, cho rằng lạm phát có thể tăng 4,53% trong tháng Tư, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh và nếu không áp dụng các biện pháp cắt giảm mạnh thì thâm hụt ngân sách của Indonesia có thể vượt ngưỡng 3% GDP.
Lạm phát tăng mạnh là biến động tất yếu do phản ứng của thị trường đối với kế hoạch tăng 33% giá năng lượng của chính phủ để cắt giảm thâm hụt ngân sách, mặc dù trong tháng Ba chính phủ đã đệ trình và được Quốc hội thông qua sửa đổi mức thâm hụt ngân sách mục tiêu trong tài khóa 2012 từ 1,5% GDP lên 2,2% GDP.
Trong khi đó, tháng Tư là thời gian cho vụ thu hoạch thường niên nên thường là thời kỳ lạm phát thấp hoặc giảm phát. Tuy nhiên, giảm phát cũng xảy ra vào tháng Tư năm ngoái nên tác động tích tụ đã góp thêm phần vào lạm phát cao trong tháng Tư năm nay.
Còn các nhà kinh tế Aldian Taloputra thuộc công ty chứng khoán Mandiri Sekuritas ở Jakarta, và Gundy Cahyadi của ngân hàng OCBC tại Singapore cảnh báo lạm phát ở Indonesia có thể còn tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, sau khi đạt mức tối thiểu cũng trên 4,4% trong tháng 4/2012.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono mới đây đã khẳng định quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch tăng giá năng lượng để cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo duy trì mức thâm hụt dưới 3% GDP./.
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4/2012 có thể tăng 4,4-4,53% so với cùng kỳ năm 2011, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,97% trong tháng 3/2012, mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/2011. Nhà kinh tế David Sumual thuộc ngân hàng Bank Central Asia nhận định lạm phát ước tăng 4,46% trong tháng Tư.
Trong khi đó, H. Anton Gunawan, một nhà kinh tế thuộc ngân hàng Danamon, cho rằng lạm phát có thể tăng 4,53% trong tháng Tư, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh và nếu không áp dụng các biện pháp cắt giảm mạnh thì thâm hụt ngân sách của Indonesia có thể vượt ngưỡng 3% GDP.
Lạm phát tăng mạnh là biến động tất yếu do phản ứng của thị trường đối với kế hoạch tăng 33% giá năng lượng của chính phủ để cắt giảm thâm hụt ngân sách, mặc dù trong tháng Ba chính phủ đã đệ trình và được Quốc hội thông qua sửa đổi mức thâm hụt ngân sách mục tiêu trong tài khóa 2012 từ 1,5% GDP lên 2,2% GDP.
Trong khi đó, tháng Tư là thời gian cho vụ thu hoạch thường niên nên thường là thời kỳ lạm phát thấp hoặc giảm phát. Tuy nhiên, giảm phát cũng xảy ra vào tháng Tư năm ngoái nên tác động tích tụ đã góp thêm phần vào lạm phát cao trong tháng Tư năm nay.
Còn các nhà kinh tế Aldian Taloputra thuộc công ty chứng khoán Mandiri Sekuritas ở Jakarta, và Gundy Cahyadi của ngân hàng OCBC tại Singapore cảnh báo lạm phát ở Indonesia có thể còn tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, sau khi đạt mức tối thiểu cũng trên 4,4% trong tháng 4/2012.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono mới đây đã khẳng định quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch tăng giá năng lượng để cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo duy trì mức thâm hụt dưới 3% GDP./.
Việt Tú (TTXVN)