Chính phủ Indonesia đang tiến hành chuẩn bị các biện pháp cần thiết để sẵn sàng đối phó với khả năng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu trở nên phức tạp và tồi tệ hơn.
Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Darmin Nasution cho biết, BI đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó cần thiết trong trường hợp cuộc khủng hoảng ở châu Âu xấu đi, bao gồm việc sẽ tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường để đáp ứng nhu cầu mua chứng khoán nhà nước trên thị trường thứ cấp và áp dụng một số công cụ giao dịch ngoại tệ khác nhằm ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ rupiah.
Theo BI, tính đến tháng 4/2012, các khoản nợ tư nhân nước ngoài từ châu Âu của Indonesia là 21,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu từ Hà Lan (57,3%), tiếp theo là Anh (10,7%), Đức (6,4%) và Pháp (2,5%). Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu ngày một gia tăng khiến giá trị đồng nội tệ rupia cũng như các chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Á, trong đó có Indonesia, đã bị giảm trong vài tháng qua.
Tuy nhiên, tác động trực tiếp đến các ngân hàng và doanh nghiệp Indonesia vẫn được chính phủ nước này hạn chế.
Thống đốc Darmin Nasution cho biết tính đến ngày 31/5, dự trữ ngoại hối của Indonesia là 111,5 tỷ USD, đủ để trả các khoản nợ chính phủ và giá trị kim ngạch nhập khẩu trong 6,2 tháng.
Hiện BI đã bắt đầu bán đấu giá trái phiếu kỳ hạn chính phủ và chuẩn bị các công cụ bảo hiểm rủi ro nhằm tăng nguồn cung ngoại tệ, đồng thời sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp củng cố thị trường ngoại tệ trong nước để tăng giá trị của đồng rupiah./.
Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Darmin Nasution cho biết, BI đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó cần thiết trong trường hợp cuộc khủng hoảng ở châu Âu xấu đi, bao gồm việc sẽ tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường để đáp ứng nhu cầu mua chứng khoán nhà nước trên thị trường thứ cấp và áp dụng một số công cụ giao dịch ngoại tệ khác nhằm ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ rupiah.
Theo BI, tính đến tháng 4/2012, các khoản nợ tư nhân nước ngoài từ châu Âu của Indonesia là 21,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu từ Hà Lan (57,3%), tiếp theo là Anh (10,7%), Đức (6,4%) và Pháp (2,5%). Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu ngày một gia tăng khiến giá trị đồng nội tệ rupia cũng như các chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Á, trong đó có Indonesia, đã bị giảm trong vài tháng qua.
Tuy nhiên, tác động trực tiếp đến các ngân hàng và doanh nghiệp Indonesia vẫn được chính phủ nước này hạn chế.
Thống đốc Darmin Nasution cho biết tính đến ngày 31/5, dự trữ ngoại hối của Indonesia là 111,5 tỷ USD, đủ để trả các khoản nợ chính phủ và giá trị kim ngạch nhập khẩu trong 6,2 tháng.
Hiện BI đã bắt đầu bán đấu giá trái phiếu kỳ hạn chính phủ và chuẩn bị các công cụ bảo hiểm rủi ro nhằm tăng nguồn cung ngoại tệ, đồng thời sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp củng cố thị trường ngoại tệ trong nước để tăng giá trị của đồng rupiah./.
(TTXVN)