Trong bối cảnh đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu năng lượng, Indonesia có kế hoạch ngừng trợ cấp giá điện và xăng vào năm 2014 để cải thiện gánh nặng ngân sách.
Theo đó, hầu hết người tiêu dùng sẽ phải trả theo giá thị trường cho các mặt hàng chiến lược này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng, Darwin Zahedy Saleh cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp, mặc dù hình thức trợ giúp vẫn chưa được quyết định.
Để đồng thời trợ giá điện và xăng, Chính phủ dự kiến phải chi 143.000 tỷ rupiah (15,73 tỷ USD) trong năm nay, tức 13% tổng chi ngân sách.
Những tính toán này dựa trên giả định giá dầu ở mức 77 USD/thùng.
Công ty điện quốc doanh PT Perusahaan Listrik Negara (PLN) của Indonesia đã rơi vào tình trạng thua lỗ trong nhiều năm qua, do phải bán điện dưới mức giá sản xuất, khiến công ty phải cắt điện thường xuyên và khó gia tăng công suất.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Tài Chính, Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ đã lên kế hoạch tăng khoảng 15% giá điện vào tháng Bảy tới để trợ giúp PLN.
Kế hoạch này ngay lập tức bị các nhà lập pháp và thành viên cộng đồng thương mại phản đối.
Bộ trưởng Indrawati cho biết chính phủ có thể chi bổ sung 6.800 tỷ rupiah (747 triệu USD) cho việc trợ cấp điện trong năm nay nếu mức tăng trên không được Hạ viện thông qua và kế hoạch này sẽ đẩy thâm hụt ngân sách tăng từ 2,1% lên 2,2% GDP./.
Theo đó, hầu hết người tiêu dùng sẽ phải trả theo giá thị trường cho các mặt hàng chiến lược này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng, Darwin Zahedy Saleh cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ cho những người tiêu dùng có thu nhập thấp, mặc dù hình thức trợ giúp vẫn chưa được quyết định.
Để đồng thời trợ giá điện và xăng, Chính phủ dự kiến phải chi 143.000 tỷ rupiah (15,73 tỷ USD) trong năm nay, tức 13% tổng chi ngân sách.
Những tính toán này dựa trên giả định giá dầu ở mức 77 USD/thùng.
Công ty điện quốc doanh PT Perusahaan Listrik Negara (PLN) của Indonesia đã rơi vào tình trạng thua lỗ trong nhiều năm qua, do phải bán điện dưới mức giá sản xuất, khiến công ty phải cắt điện thường xuyên và khó gia tăng công suất.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Tài Chính, Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ đã lên kế hoạch tăng khoảng 15% giá điện vào tháng Bảy tới để trợ giúp PLN.
Kế hoạch này ngay lập tức bị các nhà lập pháp và thành viên cộng đồng thương mại phản đối.
Bộ trưởng Indrawati cho biết chính phủ có thể chi bổ sung 6.800 tỷ rupiah (747 triệu USD) cho việc trợ cấp điện trong năm nay nếu mức tăng trên không được Hạ viện thông qua và kế hoạch này sẽ đẩy thâm hụt ngân sách tăng từ 2,1% lên 2,2% GDP./.
Trà My (Vietnam+)