Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Quốc gia (BNPB) và Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý (BMKG) của Indonesia đang hợp tác phát triển một hệ thống cảnh báo sớm về lốc xoáy, phục vụ công tác dự báo và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Người phát ngôn BNPB, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết việc dự báo các cơn lốc xoáy gặp nhiều khó khăn hơn so với dự báo các cơn bão nhiệt đới. Nguyên nhân là do lốc xoáy thường diễn ra nhanh và trong thời gian ngắn (thường từ 5-10 phút) và mang tính địa phương, trong khi các cơn bão nhiệt đới, diễn ra trên diện rộng, kéo dài trong nhiều ngày và có thể dễ dàng xác định được đường đi và phát hiện từ vệ tinh.
Lốc xoáy tuy không gây thiệt hại lớn như bão, song do Indonesia là đất nước quần đảo với trên 17.000 hòn đảo, nằm trải dài theo “Vành đai lửa” trên Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất. Thêm vào đó, do sự biến đổi ngày càng bất thường của khí hậu, nên tần suất xuất hiện lốc xoáy cũng như thiệt hại về người và của do lốc xoáy gây ra ở Indonesia không hề nhỏ và ngày một tăng lên.
BNBP cho biết, mới đây nhất, cơn lốc xoáy xảy ra ngày 5/4 tại Serdang Bedagai, tỉnh Bắc Sumatra đã khiến nhiều người bị thương. Cùng ngày, lốc xoáy đã làm đổ nhiều ngôi nhà ở làng Cilacap, tỉnh Trung Java, và 4 làng thuộc huyện Sleman ở Yogyakarta.
Theo ông Nugroho, sự hợp tác giữa BNPB và BMKG cho phép cả hai cơ quan sử dụng mạng lưới radar thời tiết của BMKG, được đặt tại hầu hết các sân bay trong cả nước, để xác định các điều kiện có nguy cơ tạo ra lốc xoáy.
Ngoài ra, hai cơ quan này cũng tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và các phương pháp dự báo tiên tiến để sớm đưa hệ thống cảnh báo sớm lốc xoáy vào hoạt động, cũng như nâng cao hiệu quả dự báo của hệ thống cảnh báo thiên tai./.
Người phát ngôn BNPB, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết việc dự báo các cơn lốc xoáy gặp nhiều khó khăn hơn so với dự báo các cơn bão nhiệt đới. Nguyên nhân là do lốc xoáy thường diễn ra nhanh và trong thời gian ngắn (thường từ 5-10 phút) và mang tính địa phương, trong khi các cơn bão nhiệt đới, diễn ra trên diện rộng, kéo dài trong nhiều ngày và có thể dễ dàng xác định được đường đi và phát hiện từ vệ tinh.
Lốc xoáy tuy không gây thiệt hại lớn như bão, song do Indonesia là đất nước quần đảo với trên 17.000 hòn đảo, nằm trải dài theo “Vành đai lửa” trên Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất. Thêm vào đó, do sự biến đổi ngày càng bất thường của khí hậu, nên tần suất xuất hiện lốc xoáy cũng như thiệt hại về người và của do lốc xoáy gây ra ở Indonesia không hề nhỏ và ngày một tăng lên.
BNBP cho biết, mới đây nhất, cơn lốc xoáy xảy ra ngày 5/4 tại Serdang Bedagai, tỉnh Bắc Sumatra đã khiến nhiều người bị thương. Cùng ngày, lốc xoáy đã làm đổ nhiều ngôi nhà ở làng Cilacap, tỉnh Trung Java, và 4 làng thuộc huyện Sleman ở Yogyakarta.
Theo ông Nugroho, sự hợp tác giữa BNPB và BMKG cho phép cả hai cơ quan sử dụng mạng lưới radar thời tiết của BMKG, được đặt tại hầu hết các sân bay trong cả nước, để xác định các điều kiện có nguy cơ tạo ra lốc xoáy.
Ngoài ra, hai cơ quan này cũng tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và các phương pháp dự báo tiên tiến để sớm đưa hệ thống cảnh báo sớm lốc xoáy vào hoạt động, cũng như nâng cao hiệu quả dự báo của hệ thống cảnh báo thiên tai./.
(TTXVN)