Các doanh nghiệp sản xuất dầu cọ Indonesia đang tìm cách mở rộng thị phần tại Nga - thị trường tiêu thụ được coi là có tiềm năng lớn và hiện mới chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng dầu cọ thô của Indonesia.
Theo ông Deddy Saleh - Tổng vụ trưởng phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Indonesia, trong chiến lược tìm kiếm, mở rộng thị trường mới cho dầu cọ thô, Indonesia xác định Nga là một thị trường lớn với tiềm năng tiêu thụ lên tới 2 triệu tấn/năm.
Hiện các quan chức hai nước đang thảo luận cơ hội và các điều kiện kỹ thuật cụ thể.
Định hướng chung là Indonesia có thể xuất khẩu dầu cọ thô trực tiếp sang Nga bằng đường biển tới thành phố cảng Vladivostok, sau đó hàng hóa sẽ được phân phối thông qua mạng lưới đường sắt.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất dầu cọ Indonesia (Gapki) Fadhil Hasan cho biết, Nga vẫn đang nhập khẩu lượng lớn dầu cọ thô từ Hà Lan và Ucraina.
Tuy nhiên, thực tế nguồn dầu cọ của họ lại được nhập từ hai nước cung ứng chủ chốt là Indonesia và Malaysia.
Dù vẫn có đánh giá rằng dầu cọ thô có liên quan đến vấn đề môi trường, nhưng chắc chắn nhu cầu đối với dầu cọ thô trên phạm vi toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, nhất là do giá thành của các sản phẩm này cạnh tranh hơn so với các loại dầu thực vật khác.
Năm 2011, Indonesia xuất khẩu 323.800 tấn dầu cọ với trị giá 357,8 triệu USD sang Nga.
Doanh số này chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng xuất khẩu dầu cọ thô của quốc gia “vạn đảo”, song đã tăng khá so với mức 250.000 tấn của năm 2010.
Năm 2011, Indonesia sản xuất 20 triệu tấn dầu cọ thô, trong đó 70% được xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Âu.
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu nâng sản lượng dầu cọ thô lên 25 triệu tấn và tăng khối lượng xuất khẩu lên 18 triệu tấn ngay trong năm 2012.
Trong một diễn biến liên quan, ông Fadhil Hasan cũng hối thúc chính phủ khởi kiện Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì áp đặt chính sách năng lượng tái tạo “mang tính phân biệt đối xử”.
Gapki lập luận, chính sách này có những nội dung hành xử thương mại không công bằng, dẫn đến hạn chế quy mô tiếp cận của các sản phẩm dầu cọ Indonesia vào thị trường EU.
Theo một hướng dẫn mà EU nhất trí vào năm 2008, tất cả 27 nước thành viên liên minh này đặt mục tiêu đến năm 2020 sản xuất 20% tổng sản lượng năng lượng từ các nguồn nhiên liệu tái tạo, trong đó có nhiên liệu sinh học.
Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ dầu cọ lại không được tính do không đáp ứng được một số giới hạn về hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính./.
Theo ông Deddy Saleh - Tổng vụ trưởng phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Indonesia, trong chiến lược tìm kiếm, mở rộng thị trường mới cho dầu cọ thô, Indonesia xác định Nga là một thị trường lớn với tiềm năng tiêu thụ lên tới 2 triệu tấn/năm.
Hiện các quan chức hai nước đang thảo luận cơ hội và các điều kiện kỹ thuật cụ thể.
Định hướng chung là Indonesia có thể xuất khẩu dầu cọ thô trực tiếp sang Nga bằng đường biển tới thành phố cảng Vladivostok, sau đó hàng hóa sẽ được phân phối thông qua mạng lưới đường sắt.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất dầu cọ Indonesia (Gapki) Fadhil Hasan cho biết, Nga vẫn đang nhập khẩu lượng lớn dầu cọ thô từ Hà Lan và Ucraina.
Tuy nhiên, thực tế nguồn dầu cọ của họ lại được nhập từ hai nước cung ứng chủ chốt là Indonesia và Malaysia.
Dù vẫn có đánh giá rằng dầu cọ thô có liên quan đến vấn đề môi trường, nhưng chắc chắn nhu cầu đối với dầu cọ thô trên phạm vi toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, nhất là do giá thành của các sản phẩm này cạnh tranh hơn so với các loại dầu thực vật khác.
Năm 2011, Indonesia xuất khẩu 323.800 tấn dầu cọ với trị giá 357,8 triệu USD sang Nga.
Doanh số này chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng xuất khẩu dầu cọ thô của quốc gia “vạn đảo”, song đã tăng khá so với mức 250.000 tấn của năm 2010.
Năm 2011, Indonesia sản xuất 20 triệu tấn dầu cọ thô, trong đó 70% được xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Âu.
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu nâng sản lượng dầu cọ thô lên 25 triệu tấn và tăng khối lượng xuất khẩu lên 18 triệu tấn ngay trong năm 2012.
Trong một diễn biến liên quan, ông Fadhil Hasan cũng hối thúc chính phủ khởi kiện Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì áp đặt chính sách năng lượng tái tạo “mang tính phân biệt đối xử”.
Gapki lập luận, chính sách này có những nội dung hành xử thương mại không công bằng, dẫn đến hạn chế quy mô tiếp cận của các sản phẩm dầu cọ Indonesia vào thị trường EU.
Theo một hướng dẫn mà EU nhất trí vào năm 2008, tất cả 27 nước thành viên liên minh này đặt mục tiêu đến năm 2020 sản xuất 20% tổng sản lượng năng lượng từ các nguồn nhiên liệu tái tạo, trong đó có nhiên liệu sinh học.
Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ dầu cọ lại không được tính do không đáp ứng được một số giới hạn về hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính./.
Anh Ngọc (TTXVN)