Mặc dù nằm trên vành đai lửa Thái Bình dương, thường xuyên có động đất, núi lửa và sóng thần, song Indonesia vẫn đang tích cực chuẩn bị các công việc cần thiết cho sự phát triển điện hạt nhân, trong đó không thể thiếu việc tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến của người dân vể vấn đề này.
Cuộc khảo sát mới nhất do Andira Karya Persada thực hiện trên phạm vi cả nước với 4.000 người, cho thấy phần lớn người dân Indonesia đồng ý với kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân để đảm bảo nguồn cung điện năng tốt hơn.
Cụ thể, 52,93% số người được hỏi ủng hộ phát triển năng lượng hạt nhân, 24,23% phản đối và số còn lại không cho biết chính kiến.
Lý do chủ yếu của những người ủng hộ là năng lượng hạt nhân sẽ đảm bảo nguồn cung điện năng ổn định hơn với chi phí rẻ hơn, còn những người phản đối lo ngại về vấn đề an toàn hạt nhân hay cho rằng Indonesia có đủ các nguồn năng lượng khác mặc dù chi phí cao hơn.
Theo Giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân quốc gia Indonesia (BATAN), Djarot Wisnubroto, cuộc sát trên nói trên là cuộc khảo sát quy mô toàn quốc thứ ba ở Indonesia về vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân.
Cuộc khảo sát đầu tiên được tiến hành trong năm 2010, với kết quả 59,7% số người được hỏi ủng hộ, 25,5% phản đối. Cuộc khảo sát thứ hai vào cuối năm 2011, sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản hồi tháng Ba, cho thấy sự ủng hộ có giảm, song vẫn chiếm ưu thế với 49,5% ủng hộ, 35,5% phản đối.
Ông Djarot Wisnubroto cho biết kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân ở Indonesia đã có từ dưới thời Tổng thống Suharto, với đề xuất xây dựng một nhà máy diện hạt nhân ở chân núi Muria, thuộc khu vực ven biển phía Bắc tỉnh Central Java, song đã không được thực hiện do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Kể từ đó đến nay phát triển điện nhân vẫn luôn là vấn đề gây tranh luận trong xã hội.
Vào cuối năm 2011, Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia đã phê duyệt kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao ở tỉnh Benka Belitung với sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, theo Hội đồng Năng lượng Quốc gia Indonesia thì năng lượng hạt nhân không thuộc diện ưu tiên trong chương trình phát triển năng lượng của đất nước đến năm 2050.
Người phát ngôn của Phó Tổng thống Indonesia, Yopie Hidayat đã khẳng định thông tin này và cho biết Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng phát triển của điện hạt nhân./.
Cuộc khảo sát mới nhất do Andira Karya Persada thực hiện trên phạm vi cả nước với 4.000 người, cho thấy phần lớn người dân Indonesia đồng ý với kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân để đảm bảo nguồn cung điện năng tốt hơn.
Cụ thể, 52,93% số người được hỏi ủng hộ phát triển năng lượng hạt nhân, 24,23% phản đối và số còn lại không cho biết chính kiến.
Lý do chủ yếu của những người ủng hộ là năng lượng hạt nhân sẽ đảm bảo nguồn cung điện năng ổn định hơn với chi phí rẻ hơn, còn những người phản đối lo ngại về vấn đề an toàn hạt nhân hay cho rằng Indonesia có đủ các nguồn năng lượng khác mặc dù chi phí cao hơn.
Theo Giám đốc Cơ quan Năng lượng Hạt nhân quốc gia Indonesia (BATAN), Djarot Wisnubroto, cuộc sát trên nói trên là cuộc khảo sát quy mô toàn quốc thứ ba ở Indonesia về vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân.
Cuộc khảo sát đầu tiên được tiến hành trong năm 2010, với kết quả 59,7% số người được hỏi ủng hộ, 25,5% phản đối. Cuộc khảo sát thứ hai vào cuối năm 2011, sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản hồi tháng Ba, cho thấy sự ủng hộ có giảm, song vẫn chiếm ưu thế với 49,5% ủng hộ, 35,5% phản đối.
Ông Djarot Wisnubroto cho biết kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân ở Indonesia đã có từ dưới thời Tổng thống Suharto, với đề xuất xây dựng một nhà máy diện hạt nhân ở chân núi Muria, thuộc khu vực ven biển phía Bắc tỉnh Central Java, song đã không được thực hiện do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Kể từ đó đến nay phát triển điện nhân vẫn luôn là vấn đề gây tranh luận trong xã hội.
Vào cuối năm 2011, Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia đã phê duyệt kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao ở tỉnh Benka Belitung với sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, theo Hội đồng Năng lượng Quốc gia Indonesia thì năng lượng hạt nhân không thuộc diện ưu tiên trong chương trình phát triển năng lượng của đất nước đến năm 2050.
Người phát ngôn của Phó Tổng thống Indonesia, Yopie Hidayat đã khẳng định thông tin này và cho biết Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng phát triển của điện hạt nhân./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)