Trong Thông điệp Quốc gia nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Độc lập của Indonesia (17/8/1945-17/8/2011), Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono khẳng định hiện nay Indonesia không còn là một nền kinh tế thuộc thế giới thứ ba, hơn nữa, còn đang tiến tới trở thành một trong mười nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổng thống Susilo khẳng định mặc dù còn phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức, song Indonesia tin tưởng ở con đường hướng tới tương lai vì những năm gần đây quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này đã vững vàng vượt qua các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, đồng thời duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao.
Tổng thống Susilo cho biết trong khi hướng tới mục tiêu trên, chính phủ do ông đứng đầu chú trọng "đẩy nhanh tốc độ và mở rộng tăng trưởng kinh tế chú trọng chất lượng, đồng thời nâng cao phúc lợi của nhân dân", coi đó là nguyên tắc thực hiện các chương trình phát triển đất nước.
Ông cũng nêu 11 ưu tiên phát triển của chính phủ trong năm tới, trong đó tập trung cải cách hành chính, giáo dục, cải thiện hệ thống y tế, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, năng lượng, môi trường, giảm nhẹ thiên tai, chú ý các vùng sâu vùng xa và các vùng vừa trải qua xung đột, văn hóa, sáng tạo và phát minh công nghệ.
Cũng trong thông điệp trên, Tổng thống Susilo nhấn mạnh rằng Indonesia đã, đang và sẽ tích cực tham gia các nỗ lực của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) nhằm hỗ trợ sự phục hồi kinh tế toàn cầu; củng cố và nâng cao vai trò của Indonesia trong các diễn đàn hợp tác quốc tế, phù hợp với những nỗ lực cải cách trong nước.
Theo Tổng thống Susilo, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác đã bày tỏ sự cần thiết cải cách cấu trúc toàn cầu, bao gồm cả cải cách trong Liên hợp quốc để đạt được sự công bằng và phản ánh thực tế quốc tế hiện nay, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế để đạt được sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, cân bằng và bền vững./.
Tổng thống Susilo khẳng định mặc dù còn phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức, song Indonesia tin tưởng ở con đường hướng tới tương lai vì những năm gần đây quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này đã vững vàng vượt qua các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, đồng thời duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao.
Tổng thống Susilo cho biết trong khi hướng tới mục tiêu trên, chính phủ do ông đứng đầu chú trọng "đẩy nhanh tốc độ và mở rộng tăng trưởng kinh tế chú trọng chất lượng, đồng thời nâng cao phúc lợi của nhân dân", coi đó là nguyên tắc thực hiện các chương trình phát triển đất nước.
Ông cũng nêu 11 ưu tiên phát triển của chính phủ trong năm tới, trong đó tập trung cải cách hành chính, giáo dục, cải thiện hệ thống y tế, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, năng lượng, môi trường, giảm nhẹ thiên tai, chú ý các vùng sâu vùng xa và các vùng vừa trải qua xung đột, văn hóa, sáng tạo và phát minh công nghệ.
Cũng trong thông điệp trên, Tổng thống Susilo nhấn mạnh rằng Indonesia đã, đang và sẽ tích cực tham gia các nỗ lực của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) nhằm hỗ trợ sự phục hồi kinh tế toàn cầu; củng cố và nâng cao vai trò của Indonesia trong các diễn đàn hợp tác quốc tế, phù hợp với những nỗ lực cải cách trong nước.
Theo Tổng thống Susilo, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác đã bày tỏ sự cần thiết cải cách cấu trúc toàn cầu, bao gồm cả cải cách trong Liên hợp quốc để đạt được sự công bằng và phản ánh thực tế quốc tế hiện nay, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế để đạt được sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, cân bằng và bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)