Theo AP, ngày 27/11, Iraq đã ký một thỏa thuận trị giá 17 tỷ USD với Công ty Shell của Hà Lan và Tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản để lập một liên doanh khai thác khí đốt tại miền Nam nước này.
Đây là một trong những thỏa thuận lớn nhất của Iraq nhằm phát triển ngành năng lượng bị tàn phá và bị bỏ bê sau nhiều năm chiến tranh của nước này.
Theo hợp đồng có thời hạn 25 năm kể trên, liên doanh được thành lập sẽ có tên gọi là Công ty Khí đốt Basra, trong đó, Iraq nắm giữ 51% cổ phần, Shell sở hữu 44% và 5% còn lại thuộc về Tập đoàn Mitsubishi.
Liên doanh này có trách nhiệm khai thác khí đốt từ ba mỏ dầu tại tỉnh Basra, miền Nam Iraq. Đây là khí đốt được bơm lên cùng với dầu mỏ, hiện vẫn bị đốt bỏ do thiếu cơ sở hạ tầng.
Đối với Iraq, thỏa thuận trên là một phần quan trọng trong chiến lược nhằm giảm bớt tình trạng thiếu điện trầm trọng của nước này.
Bất chấp đã đầu tư hàng tỷ USD kể từ những năm 1990 nhằm khôi phục lại mạng lưới điện cũ nát của mình, Iraq vẫn chịu cảnh thiếu điện trầm trọng tới mức đôi khi dẫn đến những cuộc biểu tình bạo lực.
Phát biểu nhân sự kiện này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Abdul-Karim Elaibi, đã ca ngợi thỏa thuận là một "bước ngoặt lịch sử đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq."
Iraq hiện đốt bỏ gần một nửa trong số 1,5 tỷ feet khối khí đốt mà nước này sản xuất hàng ngày và thỏa thuận này sẽ giúp Baghdad thu được hơn 700 triệu feet khối khí đốt tại ba mỏ dầu kể trên./.
Đây là một trong những thỏa thuận lớn nhất của Iraq nhằm phát triển ngành năng lượng bị tàn phá và bị bỏ bê sau nhiều năm chiến tranh của nước này.
Theo hợp đồng có thời hạn 25 năm kể trên, liên doanh được thành lập sẽ có tên gọi là Công ty Khí đốt Basra, trong đó, Iraq nắm giữ 51% cổ phần, Shell sở hữu 44% và 5% còn lại thuộc về Tập đoàn Mitsubishi.
Liên doanh này có trách nhiệm khai thác khí đốt từ ba mỏ dầu tại tỉnh Basra, miền Nam Iraq. Đây là khí đốt được bơm lên cùng với dầu mỏ, hiện vẫn bị đốt bỏ do thiếu cơ sở hạ tầng.
Đối với Iraq, thỏa thuận trên là một phần quan trọng trong chiến lược nhằm giảm bớt tình trạng thiếu điện trầm trọng của nước này.
Bất chấp đã đầu tư hàng tỷ USD kể từ những năm 1990 nhằm khôi phục lại mạng lưới điện cũ nát của mình, Iraq vẫn chịu cảnh thiếu điện trầm trọng tới mức đôi khi dẫn đến những cuộc biểu tình bạo lực.
Phát biểu nhân sự kiện này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Abdul-Karim Elaibi, đã ca ngợi thỏa thuận là một "bước ngoặt lịch sử đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq."
Iraq hiện đốt bỏ gần một nửa trong số 1,5 tỷ feet khối khí đốt mà nước này sản xuất hàng ngày và thỏa thuận này sẽ giúp Baghdad thu được hơn 700 triệu feet khối khí đốt tại ba mỏ dầu kể trên./.
(Vietnam+)