Bộ Nội vụ Israel ngày 9/3 đã thông qua kế hoạch xây dựng 1.600 nhà ở mới tại khu định cư Ramat Shlomo ở Đông Jerusalem.
Động thái này diễn ra đúng vào thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden đang công du Trung Đông trong nỗ lực thúc đẩy nối lại tiến trình hòa bình khu vực.
Hoạt động mở rộng các khu định cư của Israel là một trong những rào cản lớn nhất đối với nỗ lực nối lại hòa đàm với người Palestine vốn muốn Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai.
Trong một phản ứng ngay lập tức, người phát ngôn Chính quyền dân tộc Palestine, ông Nabil Abou Roudeina đã ra tuyên bố nêu rõ động thái trên của Israel là "một việc làm nguy hiểm và đe dọa các cuộc đàm phán."
Ông khẳng định việc này chứng tỏ rõ ràng Israel không muốn hòa bình và đàm phán, và các nỗ lực của Mỹ đã thất bại trước khi các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và Palestine được bắt đầu.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã điện thoại tới Chủ tịch Liên đoàn Arập Arm Mussa kêu gọi thực hiện "các biện pháp khẩn cấp đáp trả sự khiêu khích ngày càng tăng của Israel."
Cùng ngày, cố vấn chính trị của Tổng thống Palestine, ông Nimer Hammad tuyên bố: "Trong vòng bốn tháng, nếu Mỹ không gây được bất cứ sức ép nào đối với Israel, phía Palestine sẽ từ bỏ đàm phán và sẽ phải áp dụng những biện pháp khác, kể cả đơn phương tuyên bố thành lập một Nhà nước Palestine."
Phó Tổng thống Mỹ Biden đã lên án kế hoạch trên của Israel là hành động "phá hoại lòng tin" và "đi ngược lại các cuộc thảo luận mang tính xây dựng" mà ông tiến hành trong chuyến công du này.
Từ Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs cũng tuyên bố Mỹ phê phán quyết định trên của Israel.
Giới phân tích nhận định việc Israel phê chuẩn xây nhà định cư mới ở Đông Jerusalem vào thời điểm này giống như nhát dao đâm vào lưng ông Biden, người cùng ngày vừa khẳng định cam kết đầy đủ và toàn diện của Washington đối với an ninh của Israel.
Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có các hành động dũng cảm nhằm kiến tạo một nền hòa bình bền vững với người Palestine và thúc giục hai bên nhanh chóng tiến tới đàm phán trực tiếp.
Theo kế hoạch, ngày 10/3, ông Biden tới thành phố Ramallah ở Bờ Tây để gặp các nhà lãnh đạo của Palestine và đặc phái viên của nhóm Bộ Tứ về Trung Đông, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 9/3 cho biết ông sẽ thăm Israel, Bờ Tây và Dải Gaza sau cuộc họp của Bộ Tứ tại Nga tuần tới.
Tổng thư ký Ban Ki-moon thông báo quyết định trên sau khi Bộ Ngoại giao Israel thông báo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ông và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton tới Gaza.
Đây là lần đầu tiên Ten Aviv cho phép các quan chức quốc tế đi qua biên giới Israel vào Gaza kể từ khi tiến hành dịch quân sự tấn công vùng đất này tháng 12/2008./.
Động thái này diễn ra đúng vào thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden đang công du Trung Đông trong nỗ lực thúc đẩy nối lại tiến trình hòa bình khu vực.
Hoạt động mở rộng các khu định cư của Israel là một trong những rào cản lớn nhất đối với nỗ lực nối lại hòa đàm với người Palestine vốn muốn Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai.
Trong một phản ứng ngay lập tức, người phát ngôn Chính quyền dân tộc Palestine, ông Nabil Abou Roudeina đã ra tuyên bố nêu rõ động thái trên của Israel là "một việc làm nguy hiểm và đe dọa các cuộc đàm phán."
Ông khẳng định việc này chứng tỏ rõ ràng Israel không muốn hòa bình và đàm phán, và các nỗ lực của Mỹ đã thất bại trước khi các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và Palestine được bắt đầu.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã điện thoại tới Chủ tịch Liên đoàn Arập Arm Mussa kêu gọi thực hiện "các biện pháp khẩn cấp đáp trả sự khiêu khích ngày càng tăng của Israel."
Cùng ngày, cố vấn chính trị của Tổng thống Palestine, ông Nimer Hammad tuyên bố: "Trong vòng bốn tháng, nếu Mỹ không gây được bất cứ sức ép nào đối với Israel, phía Palestine sẽ từ bỏ đàm phán và sẽ phải áp dụng những biện pháp khác, kể cả đơn phương tuyên bố thành lập một Nhà nước Palestine."
Phó Tổng thống Mỹ Biden đã lên án kế hoạch trên của Israel là hành động "phá hoại lòng tin" và "đi ngược lại các cuộc thảo luận mang tính xây dựng" mà ông tiến hành trong chuyến công du này.
Từ Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs cũng tuyên bố Mỹ phê phán quyết định trên của Israel.
Giới phân tích nhận định việc Israel phê chuẩn xây nhà định cư mới ở Đông Jerusalem vào thời điểm này giống như nhát dao đâm vào lưng ông Biden, người cùng ngày vừa khẳng định cam kết đầy đủ và toàn diện của Washington đối với an ninh của Israel.
Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có các hành động dũng cảm nhằm kiến tạo một nền hòa bình bền vững với người Palestine và thúc giục hai bên nhanh chóng tiến tới đàm phán trực tiếp.
Theo kế hoạch, ngày 10/3, ông Biden tới thành phố Ramallah ở Bờ Tây để gặp các nhà lãnh đạo của Palestine và đặc phái viên của nhóm Bộ Tứ về Trung Đông, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 9/3 cho biết ông sẽ thăm Israel, Bờ Tây và Dải Gaza sau cuộc họp của Bộ Tứ tại Nga tuần tới.
Tổng thư ký Ban Ki-moon thông báo quyết định trên sau khi Bộ Ngoại giao Israel thông báo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ông và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton tới Gaza.
Đây là lần đầu tiên Ten Aviv cho phép các quan chức quốc tế đi qua biên giới Israel vào Gaza kể từ khi tiến hành dịch quân sự tấn công vùng đất này tháng 12/2008./.
(TTXVN/Vietnam+)