Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) trung tả của Italy Pier Luigi Bersani ngày 27/3 đã không đạt được thỏa thuận về việc thành lập một chính phủ mới với Phong trào 5 sao (M5S).
Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức ngày 24 và 25/2 vừa qua, liên minh trung tả của ông Bersani, với đảng PD là nòng cốt, đã giành được nhiều phiếu bầu nhất, chiếm đa số ghế tại Hạ viện nhưng lại không kiểm soát được Thượng viện.
Liên minh trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi về thứ hai và đảng M5S của danh hài Beppe Grillo về thứ ba.
Ngày 22/3, Tổng thống Italy Giorgio Napolitano đã trao cho ông Bersani trách nhiệm thành lập một chính phủ.
Sau đó, ông Bersani đã gặp các đại diện của M5S để tham khảo ý kiến của đảng này về việc thành lập chính phủ. Tuy nhiên, các thủ lĩnh của M5S tại cả Hạ viện và Thượng viện đều bày tỏ sự nghi ngờ về các biện pháp không hiệu quả mà các chính trị gia Italy đã hứa hẹn trong nhiều năm qua, đồng thời tái khẳng định sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm một chính phủ vốn được coi là sự tiếp diễn của những hoạt động chính trị cũ.
Trong nỗ lực giành được đủ sự ủng hộ để thành lập chính phủ, ông Bersani có kế hoạch tìm kiếm sự giúp đỡ của các nghị sỹ độc lập. Nhưng đòi hỏi về một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội được xem là rào cản lớn đối với việc thành lập một chính phủ thiểu số.
Theo một số nhà phân tích trong nước, khả năng thực tế nhất là chính phủ mới ở Italy sẽ là liên minh giữa phe trung tả và phe trung hữu, và như thế sẽ bao gồm hai "cựu thù truyền kiếp" là đảng PD của ông Bersani và đảng Dân tộc tự do (PDL) của cựu Thủ tướng Berlusconi./.
Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức ngày 24 và 25/2 vừa qua, liên minh trung tả của ông Bersani, với đảng PD là nòng cốt, đã giành được nhiều phiếu bầu nhất, chiếm đa số ghế tại Hạ viện nhưng lại không kiểm soát được Thượng viện.
Liên minh trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi về thứ hai và đảng M5S của danh hài Beppe Grillo về thứ ba.
Ngày 22/3, Tổng thống Italy Giorgio Napolitano đã trao cho ông Bersani trách nhiệm thành lập một chính phủ.
Sau đó, ông Bersani đã gặp các đại diện của M5S để tham khảo ý kiến của đảng này về việc thành lập chính phủ. Tuy nhiên, các thủ lĩnh của M5S tại cả Hạ viện và Thượng viện đều bày tỏ sự nghi ngờ về các biện pháp không hiệu quả mà các chính trị gia Italy đã hứa hẹn trong nhiều năm qua, đồng thời tái khẳng định sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm một chính phủ vốn được coi là sự tiếp diễn của những hoạt động chính trị cũ.
Trong nỗ lực giành được đủ sự ủng hộ để thành lập chính phủ, ông Bersani có kế hoạch tìm kiếm sự giúp đỡ của các nghị sỹ độc lập. Nhưng đòi hỏi về một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội được xem là rào cản lớn đối với việc thành lập một chính phủ thiểu số.
Theo một số nhà phân tích trong nước, khả năng thực tế nhất là chính phủ mới ở Italy sẽ là liên minh giữa phe trung tả và phe trung hữu, và như thế sẽ bao gồm hai "cựu thù truyền kiếp" là đảng PD của ông Bersani và đảng Dân tộc tự do (PDL) của cựu Thủ tướng Berlusconi./.
(TTXVN)