Các nguồn tin từ Brussels (Bỉ) và Athens ( Hy Lạp) ngày 29/4 dẫn thông báo của các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết kế hoạch cứu trợ tài chính của quốc tế dành cho Hy Lạp sẽ sớm được hoàn tất.
Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho biết các cuộc thương thảo đang diễn ra tại thủ đô Athens giữa chính phủ Hy Lạp với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu và Ngân hàng trung ương châu Âu đang bước vào giai đoạn hoàn tất.
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cam kết sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết, trong đó có việc tiết kiệm chi tiêu 25 tỷ euro trong 2 năm, để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và bày tỏ hy vọng sẽ nhận được các khoản cứu trợ trong những ngày tới.
Trong khi những thông tin về triển vọng tích cực của các cuộc đàm phán về gói cứu trợ quốc tế cho Hy Lạp đã làm dịu bớt những rối loạn trên các thị trường tài chính thì bầu không khí xã hội ở thủ đô Athens của Hy Lạp lại đang có chiều hướng nóng lên.
Tối 29/4, cảnh sát Hy Lạp đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình khoảng hơn 500 người khi những người này xông vào trụ sở Bộ Tài chính ở thủ đô Athens để phản đối việc chính phủ chấp nhận thực thi kế hoạch kinh tế khắc khổ để đổi lấy khoản cứu trợ của quốc tế.
Cuộc biểu tình này do đảng cánh tả Syriza (một đảng có ghế trong Quốc hội Hy Lạp) phát động sau khi các nhà lãnh đạo công đoàn cho biết chính phủ đã xúc tiến thực hiện kế hoạch kinh tế khắc khổ, trong đó có việc tăng thuế và cắt giảm mạnh một số khoản chi phí cho khu vực công và cải cách chế độ hưu trí nhằm giảm mạnh chi tiêu của nhà nước.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra thường xuyên ở Hy Lạp trong thời gian gần đây sau khi chính phủ thông qua các biện pháp thắt chặt chi tiêu, một trong các điều kiện để Hy Lạp có thể nhận khoản cứu trợ khổng lồ của cộng đồng quốc tế, dự kiến lên tới 120 tỷ euro (158 tỷ USD) trong 3 năm, nhằm giúp nước này vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng hiện nay do khoản nợ công gần 300 tỷ euro./.
Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho biết các cuộc thương thảo đang diễn ra tại thủ đô Athens giữa chính phủ Hy Lạp với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu và Ngân hàng trung ương châu Âu đang bước vào giai đoạn hoàn tất.
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cam kết sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết, trong đó có việc tiết kiệm chi tiêu 25 tỷ euro trong 2 năm, để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và bày tỏ hy vọng sẽ nhận được các khoản cứu trợ trong những ngày tới.
Trong khi những thông tin về triển vọng tích cực của các cuộc đàm phán về gói cứu trợ quốc tế cho Hy Lạp đã làm dịu bớt những rối loạn trên các thị trường tài chính thì bầu không khí xã hội ở thủ đô Athens của Hy Lạp lại đang có chiều hướng nóng lên.
Tối 29/4, cảnh sát Hy Lạp đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình khoảng hơn 500 người khi những người này xông vào trụ sở Bộ Tài chính ở thủ đô Athens để phản đối việc chính phủ chấp nhận thực thi kế hoạch kinh tế khắc khổ để đổi lấy khoản cứu trợ của quốc tế.
Cuộc biểu tình này do đảng cánh tả Syriza (một đảng có ghế trong Quốc hội Hy Lạp) phát động sau khi các nhà lãnh đạo công đoàn cho biết chính phủ đã xúc tiến thực hiện kế hoạch kinh tế khắc khổ, trong đó có việc tăng thuế và cắt giảm mạnh một số khoản chi phí cho khu vực công và cải cách chế độ hưu trí nhằm giảm mạnh chi tiêu của nhà nước.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra thường xuyên ở Hy Lạp trong thời gian gần đây sau khi chính phủ thông qua các biện pháp thắt chặt chi tiêu, một trong các điều kiện để Hy Lạp có thể nhận khoản cứu trợ khổng lồ của cộng đồng quốc tế, dự kiến lên tới 120 tỷ euro (158 tỷ USD) trong 3 năm, nhằm giúp nước này vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng hiện nay do khoản nợ công gần 300 tỷ euro./.
(TTXVN/Vietnam+)