Ngày 9/9, Hiệp hội xuất khẩu gạo của Thái Lan lại lên tiếng kêu gọi Chính phủ lưu ý tới vấn đề xuất khẩu gạo của nước này, đặc biệt là sau khi Thái Lan tụt xuống vị trí thứ ba trong danh sách các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới hồi tháng Bảy vừa qua.
Theo đánh giá của Hiệp hội, tình hình cạnh tranh đang ngày càng gay gắt. Tháng trước, Việt Nam vượt qua Ấn Độ để trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Nhưng vấn đề ở chỗ là chưa có dấu hiệu nào cho thấy Thái Lan có thể vượt qua Ấn Độ hay Việt Nam để giành lại vị trí số một này trong năm nay.
Ngày 21/8 vừa qua, Việt Nam đã vươn lên giành vị trí dẫn đầu khi xuất khẩu gạo đạt 4,6 triệu tấn và Ấn Độ xếp vị trí thứ hai, với 4,57 tấn; còn Thái Lan tụt xuống thứ ba, với 4,36 triệu tấn. Đây là năm đầu tiên trong nửa thế kỷ qua, Thái Lan mất vị trí xuất khẩu gạo số một thế giới.
Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Korbsook Iamsuri cho biết Thái Lan đánh mất vị trí của mình chủ yếu là do Chính phủ không giải tỏa gạo trong kho nhằm đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu liên chính phủ. Các công ty xuất khẩu gạo tư nhân chỉ có thể xuất được từ 400.000 đến 500.000 tấn/tháng vì không có thêm nhu cầu mới từ các nhà nhập khẩu. Trong khi đó, các nước xuất khẩu khác lại có thể cung cấp một số lượng lớn gạo với giá rẻ hơn.
Bà Korbsook Iamsuri cho rằng nếu Chính phủ Thái Lan không thể có thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo liên chính phủ trong năm nay, gần như chắc chắn Thái Lan sẽ bị loại khỏi tốp ba. Trong trường hợp thất bại trước các đối thủ, rất khó tìm lại cơ hội mới bởi người tiêu dùng đã quen với sự lựa chọn gạo giá rẻ hơn.
Theo dự kiến, Thái Lan không thể xuất khẩu được 6,5-7 triệu tấn trong năm nay và nguồn thu sẽ chỉ vào khoảng 137 tỷ baht, thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Trong khi đó, Việt Nam và Ấn Độ đang thể hiện khả năng xuất khẩu mạnh của mình, trong đó Việt Nam đã đạt 930.000 tấn gạo xuất khẩu vào tháng trước. Ấn Độ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi mưa bão, song lượng gạo tích trữ vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Về vấn đề giá trên thị trường, gạo trắng 5% tấm của Thái Lan hiện ở mức 600 USD/tấn, cao hơn so với gạo cùng loại của Việt Nam và Ấn Độ lần lượt là 440 USD/tấn và 420 USD/tấn. Một nguyên nhân nữa khiến Thái Lan tụt hạng về xuất khẩu là do các thương lái không mặn mà trong các phiên đấu giá gạo của Chính phủ. Chỉ có nhà xuất khẩu nào có hợp đồng chắc chắn mới sẵn sàng bỏ tiền mua gạo với giá cao.
Bà Korbsook gợi ý rằng Chính phủ Thái Lan nền dần dần giảm bớt gạo dự trữ để đón mùa thu hoạch mới vào tháng 10 tới và cũng nên chịu lỗ một chút bởi nhu cầu hiện nay trên thế giới chưa cao.
Theo ước tính của các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Chính phủ hiện đang có khoảng 12 triệu tấn gạo trong kho, trong khi sẽ có khoảng 28 triệu tấn lúa nữa sẽ được thu hoạch để đưa vào kho từ tháng 10 năm nay đến tháng Chín năm sau.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyaphirom vẫn khẳng định rằng Chính phủ Thái Lan đã có đơn đặt hàng và sẽ sớm chuyển giao 3 triệu tấn gạo theo các hợp đồng liên chính phủ trong năm nay. Chính phủ cũng sẽ tiếp tục bán gạo trong kho dự trữ cho tới cuối năm nay bởi kho của các nhà buôn cũng đã rỗng và nhu cầu vẫn có nhiều./.
Theo đánh giá của Hiệp hội, tình hình cạnh tranh đang ngày càng gay gắt. Tháng trước, Việt Nam vượt qua Ấn Độ để trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Nhưng vấn đề ở chỗ là chưa có dấu hiệu nào cho thấy Thái Lan có thể vượt qua Ấn Độ hay Việt Nam để giành lại vị trí số một này trong năm nay.
Ngày 21/8 vừa qua, Việt Nam đã vươn lên giành vị trí dẫn đầu khi xuất khẩu gạo đạt 4,6 triệu tấn và Ấn Độ xếp vị trí thứ hai, với 4,57 tấn; còn Thái Lan tụt xuống thứ ba, với 4,36 triệu tấn. Đây là năm đầu tiên trong nửa thế kỷ qua, Thái Lan mất vị trí xuất khẩu gạo số một thế giới.
Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Korbsook Iamsuri cho biết Thái Lan đánh mất vị trí của mình chủ yếu là do Chính phủ không giải tỏa gạo trong kho nhằm đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu liên chính phủ. Các công ty xuất khẩu gạo tư nhân chỉ có thể xuất được từ 400.000 đến 500.000 tấn/tháng vì không có thêm nhu cầu mới từ các nhà nhập khẩu. Trong khi đó, các nước xuất khẩu khác lại có thể cung cấp một số lượng lớn gạo với giá rẻ hơn.
Bà Korbsook Iamsuri cho rằng nếu Chính phủ Thái Lan không thể có thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo liên chính phủ trong năm nay, gần như chắc chắn Thái Lan sẽ bị loại khỏi tốp ba. Trong trường hợp thất bại trước các đối thủ, rất khó tìm lại cơ hội mới bởi người tiêu dùng đã quen với sự lựa chọn gạo giá rẻ hơn.
Theo dự kiến, Thái Lan không thể xuất khẩu được 6,5-7 triệu tấn trong năm nay và nguồn thu sẽ chỉ vào khoảng 137 tỷ baht, thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Trong khi đó, Việt Nam và Ấn Độ đang thể hiện khả năng xuất khẩu mạnh của mình, trong đó Việt Nam đã đạt 930.000 tấn gạo xuất khẩu vào tháng trước. Ấn Độ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi mưa bão, song lượng gạo tích trữ vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Về vấn đề giá trên thị trường, gạo trắng 5% tấm của Thái Lan hiện ở mức 600 USD/tấn, cao hơn so với gạo cùng loại của Việt Nam và Ấn Độ lần lượt là 440 USD/tấn và 420 USD/tấn. Một nguyên nhân nữa khiến Thái Lan tụt hạng về xuất khẩu là do các thương lái không mặn mà trong các phiên đấu giá gạo của Chính phủ. Chỉ có nhà xuất khẩu nào có hợp đồng chắc chắn mới sẵn sàng bỏ tiền mua gạo với giá cao.
Bà Korbsook gợi ý rằng Chính phủ Thái Lan nền dần dần giảm bớt gạo dự trữ để đón mùa thu hoạch mới vào tháng 10 tới và cũng nên chịu lỗ một chút bởi nhu cầu hiện nay trên thế giới chưa cao.
Theo ước tính của các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Chính phủ hiện đang có khoảng 12 triệu tấn gạo trong kho, trong khi sẽ có khoảng 28 triệu tấn lúa nữa sẽ được thu hoạch để đưa vào kho từ tháng 10 năm nay đến tháng Chín năm sau.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyaphirom vẫn khẳng định rằng Chính phủ Thái Lan đã có đơn đặt hàng và sẽ sớm chuyển giao 3 triệu tấn gạo theo các hợp đồng liên chính phủ trong năm nay. Chính phủ cũng sẽ tiếp tục bán gạo trong kho dự trữ cho tới cuối năm nay bởi kho của các nhà buôn cũng đã rỗng và nhu cầu vẫn có nhiều./.
Hà Linh (TTXVN)