Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 10/11 đã bày tỏ "lo ngại đặc biệt" sau việc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố báo cáo cho thấy chương trình hạt nhân của Iran có thể nhằm mục đích quân sự.
Ông Ban Ki-moon kêu gọi Chính phủ Iran nhanh chóng chứng minh mục đích hòa bình của chương trình hạt nhân mà nước này đang theo đuổi và tuân thủ mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như của IAEA. Ông kêu gọi các bên tiếp tục đàm phán và tỏ ý tin tưởng rằng giải pháp ngoại giao, chứ không phải can thiệp bằng quân sự, là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này.
IAEA ngày 8/11 công bố báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran, trong đó khẳng định có thông tin "đáng tin cậy" rằng Iran có thể đã nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân. Iran ngay sau đó đã bác bỏ báo cáo của IAEA, khẳng định chương trình hạt nhân của nước này là hoàn toàn vì mục đích hòa bình; đồng thời nhấn mạnh sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu bị tấn công.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran có thể gây "tác động nghiêm trọng" tới toàn khu vực mà không giúp ngăn chặn chương trình hạt nhân của Teheran. Ông cho biết Mỹ tập trung vào giải pháp ngoại giao và đã tiến hành đối thoại với các đồng minh về việc áp đặt thêm trừng phạt với Iran liên quan đến các hoạt động hạt nhân của nước này, và tấn công Iran chỉ là "giải pháp cuối cùng."
Trước đó, Trung Quốc đã khẳng định trừng phạt không phải là giải pháp cho vấn đề, đồng thời khẳng định đối thoại và hợp tác là cách tiếp cận hữu hiệu nhất.
Bộ trưởng Panetta đưa ra cảnh báo trên sau khi Tổng thống Israel Shimon Peres cho biết một cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran "ngày càng nhiều khả năng xảy ra;" trong khi đó, Teheran đe dọa trả đũa mạnh tay mọi hành động quân sự hay đe dọa sử dụng vũ lực nào.
Trong phản ứng của mình, Ngoại trưởng Đan Mạch Villy Soevndal cho rằng các nước phương Tây không nên chọn giải pháp tấn công Iran để ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này. Ông Soevndal cho biết hoạt động quân sự chống Iran sẽ gây hậu quả đặc biệt nguy hiểm và Đan mạch sẽ không tham gia vào hoạt động này trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Nga, ông Konstantin Kosachev cam kết Nga sẽ làm tất cả để ngăn chặn hành động quân sự nhằm vào Iran. Theo ông, các hành động quân sự nhằm vào Iran sẽ chỉ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng và Nga kêu gọi các bên bình tĩnh và không áp đặt thêm trừng phạt đối với Iran.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga, ông Igor Barinov thì cho biết Nga sẽ phối hợp với Trung Quốc để ngăn không cho tình hình diễn biến theo “kịch bản Irắc hoặc Afghanistan.”
Ông nhấn mạnh thông tin của các cơ quan tình báo phương Tây đã châm ngòi cho các hành động quân sự quy mô lớn nhằm vào Irắc, nhưng sau đó vẫn không phát hiện ra bất kỳ vũ khí hủy diệt nào ở Iraq. Trong khi đó, Nga cũng tuyên bố sẵn sàng xây dựng thêm lò phản ứng hạt nhân ở Iran.
Phát biểu tại một cuộc họp của Chính phủ Nga, Chủ tịch Công ty quốc doanh Rosatom của Nga, ông Sergei Kiriyenko cho biết việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân không phải là vấn đề khiến cộng đồng quốc tế phải nghi ngại, và không liên quan tới các vấn đề nhạy cảm, do vậy hoàn toàn có thể thực hiện được."
Ông Kiriyenko cho biết thêm rằng Iran cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục xây thêm các lò phản ứng hạt nhân./.
Ông Ban Ki-moon kêu gọi Chính phủ Iran nhanh chóng chứng minh mục đích hòa bình của chương trình hạt nhân mà nước này đang theo đuổi và tuân thủ mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như của IAEA. Ông kêu gọi các bên tiếp tục đàm phán và tỏ ý tin tưởng rằng giải pháp ngoại giao, chứ không phải can thiệp bằng quân sự, là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này.
IAEA ngày 8/11 công bố báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran, trong đó khẳng định có thông tin "đáng tin cậy" rằng Iran có thể đã nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân. Iran ngay sau đó đã bác bỏ báo cáo của IAEA, khẳng định chương trình hạt nhân của nước này là hoàn toàn vì mục đích hòa bình; đồng thời nhấn mạnh sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu bị tấn công.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran có thể gây "tác động nghiêm trọng" tới toàn khu vực mà không giúp ngăn chặn chương trình hạt nhân của Teheran. Ông cho biết Mỹ tập trung vào giải pháp ngoại giao và đã tiến hành đối thoại với các đồng minh về việc áp đặt thêm trừng phạt với Iran liên quan đến các hoạt động hạt nhân của nước này, và tấn công Iran chỉ là "giải pháp cuối cùng."
Trước đó, Trung Quốc đã khẳng định trừng phạt không phải là giải pháp cho vấn đề, đồng thời khẳng định đối thoại và hợp tác là cách tiếp cận hữu hiệu nhất.
Bộ trưởng Panetta đưa ra cảnh báo trên sau khi Tổng thống Israel Shimon Peres cho biết một cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran "ngày càng nhiều khả năng xảy ra;" trong khi đó, Teheran đe dọa trả đũa mạnh tay mọi hành động quân sự hay đe dọa sử dụng vũ lực nào.
Trong phản ứng của mình, Ngoại trưởng Đan Mạch Villy Soevndal cho rằng các nước phương Tây không nên chọn giải pháp tấn công Iran để ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này. Ông Soevndal cho biết hoạt động quân sự chống Iran sẽ gây hậu quả đặc biệt nguy hiểm và Đan mạch sẽ không tham gia vào hoạt động này trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Nga, ông Konstantin Kosachev cam kết Nga sẽ làm tất cả để ngăn chặn hành động quân sự nhằm vào Iran. Theo ông, các hành động quân sự nhằm vào Iran sẽ chỉ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng và Nga kêu gọi các bên bình tĩnh và không áp đặt thêm trừng phạt đối với Iran.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga, ông Igor Barinov thì cho biết Nga sẽ phối hợp với Trung Quốc để ngăn không cho tình hình diễn biến theo “kịch bản Irắc hoặc Afghanistan.”
Ông nhấn mạnh thông tin của các cơ quan tình báo phương Tây đã châm ngòi cho các hành động quân sự quy mô lớn nhằm vào Irắc, nhưng sau đó vẫn không phát hiện ra bất kỳ vũ khí hủy diệt nào ở Iraq. Trong khi đó, Nga cũng tuyên bố sẵn sàng xây dựng thêm lò phản ứng hạt nhân ở Iran.
Phát biểu tại một cuộc họp của Chính phủ Nga, Chủ tịch Công ty quốc doanh Rosatom của Nga, ông Sergei Kiriyenko cho biết việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân không phải là vấn đề khiến cộng đồng quốc tế phải nghi ngại, và không liên quan tới các vấn đề nhạy cảm, do vậy hoàn toàn có thể thực hiện được."
Ông Kiriyenko cho biết thêm rằng Iran cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục xây thêm các lò phản ứng hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)