Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo giá lương thực toàn cầu tăng cao là lời thức tỉnh mọi người phải hành động để tránh cuộc khủng hoảng lương thực mới có thể sẽ đẩy thêm hàng triệu người nghèo của thế giới vào tình trạng đói nghèo hơn.
Cho rằng giá lương thực đang tiến tới mức cao của cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) của Mỹ hối thúc các nhà hoạch định chính sách rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng đó để ngăn chặn xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.
Phát biểu với báo giới tại cuộc họp báo công bố nghiên cứu mới về cuộc khủng hoảng lương thực lần trước, Tổng giám đốc IFPRI Shenggen Fan cho rằng thế giới có thể tránh được cuộc khủng hoảng lương thực mới nhưng cần phải hành động khẩn cấp.
Theo báo cáo của IFPRI, cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008 xảy ra do hàng loạt các yếu tố kết hợp gồm giá năng lượng tăng (giá dầu mỏ tăng vọt lên mức kỷ lục 147 USD/thùng hồi tháng 7/2008), nhu cầu đối với nhiên liệu sinh học tăng cao đã chuyển đổi các vụ mùa lương thực như ngô sang sản xuất năng lượng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc đồng USD yếu và các cú sốc thương mại liên quan đến hạn chế xuất khẩu, tranh giành mua lương thực và thời tiết không thuận lợi cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này.
Theo Derek Headey, nhà nghiên cứu của IFPRI và là đồng tác giả của báo cáo trên, nhiều yếu tố đã gây ra cuộc khủng hoảng 2008 cũng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hàng hóa năm 1974 và một số yếu tố này lại đang "hoạt động" trong năm 2010.
Nghiên cứu trên được công bố trong bối cảnh có những biến động mới và xuất hiện quan ngại về giá lương thực. Từ tháng Sáu, giá lúa mỳ đã tăng 60%, giá ngô tăng 50%.
Báo cáo được đưa ra một ngày sau khi Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ giảm 2%, trái ngược với dự báo tăng 1,2% trước đó, đẩy giá lương thực tăng.
FAO nói rằng số tiền nhập khẩu lương thực toàn cầu đang tiến tới ngưỡng 1.000 tỷ USD và nếu vượt ngưỡng này, giá lương thực sẽ trở lại mức đỉnh cao kỷ lục lập năm 2008.
Tổng giám đốc Fan đề xuất thành lập một hệ thống dự trữ ngũ cốc chia sẻ toàn cầu để có thể giúp người nghèo ở cả nước giàu và nước nghèo, và để hệ thống này hoạt động cần có một nhóm quốc tế giám sát và quyết định thời điểm tung ra kho dự trữ cũng như số lượng lương thực cần đưa ra cứu trợ./.
Cho rằng giá lương thực đang tiến tới mức cao của cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) của Mỹ hối thúc các nhà hoạch định chính sách rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng đó để ngăn chặn xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.
Phát biểu với báo giới tại cuộc họp báo công bố nghiên cứu mới về cuộc khủng hoảng lương thực lần trước, Tổng giám đốc IFPRI Shenggen Fan cho rằng thế giới có thể tránh được cuộc khủng hoảng lương thực mới nhưng cần phải hành động khẩn cấp.
Theo báo cáo của IFPRI, cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008 xảy ra do hàng loạt các yếu tố kết hợp gồm giá năng lượng tăng (giá dầu mỏ tăng vọt lên mức kỷ lục 147 USD/thùng hồi tháng 7/2008), nhu cầu đối với nhiên liệu sinh học tăng cao đã chuyển đổi các vụ mùa lương thực như ngô sang sản xuất năng lượng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc đồng USD yếu và các cú sốc thương mại liên quan đến hạn chế xuất khẩu, tranh giành mua lương thực và thời tiết không thuận lợi cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này.
Theo Derek Headey, nhà nghiên cứu của IFPRI và là đồng tác giả của báo cáo trên, nhiều yếu tố đã gây ra cuộc khủng hoảng 2008 cũng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hàng hóa năm 1974 và một số yếu tố này lại đang "hoạt động" trong năm 2010.
Nghiên cứu trên được công bố trong bối cảnh có những biến động mới và xuất hiện quan ngại về giá lương thực. Từ tháng Sáu, giá lúa mỳ đã tăng 60%, giá ngô tăng 50%.
Báo cáo được đưa ra một ngày sau khi Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ giảm 2%, trái ngược với dự báo tăng 1,2% trước đó, đẩy giá lương thực tăng.
FAO nói rằng số tiền nhập khẩu lương thực toàn cầu đang tiến tới ngưỡng 1.000 tỷ USD và nếu vượt ngưỡng này, giá lương thực sẽ trở lại mức đỉnh cao kỷ lục lập năm 2008.
Tổng giám đốc Fan đề xuất thành lập một hệ thống dự trữ ngũ cốc chia sẻ toàn cầu để có thể giúp người nghèo ở cả nước giàu và nước nghèo, và để hệ thống này hoạt động cần có một nhóm quốc tế giám sát và quyết định thời điểm tung ra kho dự trữ cũng như số lượng lương thực cần đưa ra cứu trợ./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)