Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành dự án khai quật khảo cổ học tại khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư.
Cuộc khai quật này có ý nghĩa nhằm đánh giá và bảo vệ những giá trị lịch sử của kinh thành Hoa Lư xưa, một kinh đô tồn tại 42 năm, gắn liền với ba triều đại: Vua Đinh, vua Lê và vua Lý.
Đến nay, những chuyên gia khảo cổ học đã khai quật trên 500m2, bước đầu đã mở ra một phần diện mạo của kinh đô Hoa Lư xưa; xuất lộ đoạn tường thành dài trên 30m. Đoạn tường có bề mặt rộng 0,85m, cao 0,5m là sự kết cấu của những viên gạch hình chữ nhật, mầu đỏ tươi, có in chữ Hán: "Đại Việt quốc quân thành chuyên" (Gạch Đại Việt xây thành), một loại gạch phổ biến dưới triều Đinh.
Móng đoạn tường này được gia cố bằng phương pháp đóng cọc gỗ, lót lá. Trên lát cắt của tầng văn hóa khảo cổ có nghìn năm tuổi này còn cho thấy dấu ấn nhiều thời đại. Hiện nay, đã có nhiều hiện vật được tìm thấy như gạch hình vuông tráng trí hoa sen, chim phượng; dòng gốm bát, đĩa, men trắng, xám nhạt; vò sáu núm của thời kỳ nhà Đinh; gốm men trắng ngả vàng thời Lý-Trần; gốm hoa lam thời hậu Lê.
Trước đó, vào thập niên 60 và 90 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật xuất lộ những đoạn tường thành nối giữa chân núi này với chân núi kia, là bức phên dậu phía ngoài của thành Hoa Lư.
Bức tường thành Ngòi Chẹm, là lớp tường thành thứ hai. Thời gian tới, việc khai quật khảo cổ học sẽ tiếp tục tiến hành, mở rộng các hố khai quật nhằm nhận biết toàn bộ diện mạo của kinh thành Hoa Lư, đồng thời với việc khai quật là chọn phương pháp bảo tồn tối ưu cho di tích, phương pháp trưng bày tại chỗ phục vụ cho đông đảo nhân dân đến chiêm ngưỡng di sản văn hóa Kinh đô Hoa Lư ngàn năm, nhất là dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đến gần./.
Cuộc khai quật này có ý nghĩa nhằm đánh giá và bảo vệ những giá trị lịch sử của kinh thành Hoa Lư xưa, một kinh đô tồn tại 42 năm, gắn liền với ba triều đại: Vua Đinh, vua Lê và vua Lý.
Đến nay, những chuyên gia khảo cổ học đã khai quật trên 500m2, bước đầu đã mở ra một phần diện mạo của kinh đô Hoa Lư xưa; xuất lộ đoạn tường thành dài trên 30m. Đoạn tường có bề mặt rộng 0,85m, cao 0,5m là sự kết cấu của những viên gạch hình chữ nhật, mầu đỏ tươi, có in chữ Hán: "Đại Việt quốc quân thành chuyên" (Gạch Đại Việt xây thành), một loại gạch phổ biến dưới triều Đinh.
Móng đoạn tường này được gia cố bằng phương pháp đóng cọc gỗ, lót lá. Trên lát cắt của tầng văn hóa khảo cổ có nghìn năm tuổi này còn cho thấy dấu ấn nhiều thời đại. Hiện nay, đã có nhiều hiện vật được tìm thấy như gạch hình vuông tráng trí hoa sen, chim phượng; dòng gốm bát, đĩa, men trắng, xám nhạt; vò sáu núm của thời kỳ nhà Đinh; gốm men trắng ngả vàng thời Lý-Trần; gốm hoa lam thời hậu Lê.
Trước đó, vào thập niên 60 và 90 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật xuất lộ những đoạn tường thành nối giữa chân núi này với chân núi kia, là bức phên dậu phía ngoài của thành Hoa Lư.
Bức tường thành Ngòi Chẹm, là lớp tường thành thứ hai. Thời gian tới, việc khai quật khảo cổ học sẽ tiếp tục tiến hành, mở rộng các hố khai quật nhằm nhận biết toàn bộ diện mạo của kinh thành Hoa Lư, đồng thời với việc khai quật là chọn phương pháp bảo tồn tối ưu cho di tích, phương pháp trưng bày tại chỗ phục vụ cho đông đảo nhân dân đến chiêm ngưỡng di sản văn hóa Kinh đô Hoa Lư ngàn năm, nhất là dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đến gần./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)