Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần yêu cầu Cục Thú y có văn bản chỉ đạo các tỉnh, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khẩn trương triển khai tiêm phòng vắcxin cúm gia cầm đợt I năm 2010 trong tháng 3 và 4.
Tại cuộc họp đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm 1 tháng qua, tổ chức chiều 9/3, Thứ trưởng cũng yêu cầu hai tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng phải dập tắt ngay dịch cúm gia cầm.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm nhận định nguy cơ dịch cúm gia cầm tiếp tục xuất hiện thời gian tới rất cao do miễn dịch quần thể đàn giảm, người dân nuôi tái đàn và vịt chạy đồng tăng mạnh do khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa.
Hiện tại, cả nước đã hoàn thành tiêm phòng vắcxin cúm gia cầm đợt II của năm 2009 và đang tiêm bổ sung. Tổng số lượt gia cầm được tiêm phòng gần 171 triệu lượt.
Theo Thứ trưởng, tỷ lệ tiêm phòng thấp, cán bộ cơ sở không nắm được tình hình dịch là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm tại Cà Mau kéo dài gần 1 năm nay. Ngoài ra, công tác quản lý vịt chạy đồng chưa hiệu quả tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng khiến nguy cơ phát tán dịch cao.
Trong 1 tháng qua, cả nước tiếp tục phát sinh thêm các ổ dịch, chủ yếu là trên đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắcxin cúm.
Hiện cả nước có 6 tỉnh gồm Sóc Trăng, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên, Tuyên Quang và Hà Giang có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Trong khi đó, dịch lở mồm long móng trên gia súc, tại các tỉnh miền núi phía bắc như Điện Biên, Sơn La, Hà Giang vẫn diễn biến phức tạp, dây dưa kéo dài.
Ban Chỉ đạo yêu cầu các tỉnh này tập trung mọi lực lượng nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm dịch vận chuyển nội địa cũng như qua biên giới.
Hiện cả nước có năm tỉnh gồm Nghệ An, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang và Tiền Giang có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày./.
Tại cuộc họp đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm 1 tháng qua, tổ chức chiều 9/3, Thứ trưởng cũng yêu cầu hai tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng phải dập tắt ngay dịch cúm gia cầm.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm nhận định nguy cơ dịch cúm gia cầm tiếp tục xuất hiện thời gian tới rất cao do miễn dịch quần thể đàn giảm, người dân nuôi tái đàn và vịt chạy đồng tăng mạnh do khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa.
Hiện tại, cả nước đã hoàn thành tiêm phòng vắcxin cúm gia cầm đợt II của năm 2009 và đang tiêm bổ sung. Tổng số lượt gia cầm được tiêm phòng gần 171 triệu lượt.
Theo Thứ trưởng, tỷ lệ tiêm phòng thấp, cán bộ cơ sở không nắm được tình hình dịch là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm tại Cà Mau kéo dài gần 1 năm nay. Ngoài ra, công tác quản lý vịt chạy đồng chưa hiệu quả tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng khiến nguy cơ phát tán dịch cao.
Trong 1 tháng qua, cả nước tiếp tục phát sinh thêm các ổ dịch, chủ yếu là trên đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắcxin cúm.
Hiện cả nước có 6 tỉnh gồm Sóc Trăng, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên, Tuyên Quang và Hà Giang có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Trong khi đó, dịch lở mồm long móng trên gia súc, tại các tỉnh miền núi phía bắc như Điện Biên, Sơn La, Hà Giang vẫn diễn biến phức tạp, dây dưa kéo dài.
Ban Chỉ đạo yêu cầu các tỉnh này tập trung mọi lực lượng nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm dịch vận chuyển nội địa cũng như qua biên giới.
Hiện cả nước có năm tỉnh gồm Nghệ An, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang và Tiền Giang có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày./.
Hoàng Tùng (Vietnam+)