Báo cáo của các nhà khoa học thuộc Cục quản lý biển và khí quyển quốc gia Mỹ cho thấy do khí hậu ấm lên khiến mật độ nhuyễn thể Nam Cực giảm xuống (nhuyễn thể Nam Cực là một trong những thức ăn chính của chim cánh cụt sống ở Nam Cực).
Điều này khiến số lượng chim cánh cụt Adelie và chim cánh cụt Pygoscelis antarctica sinh sống tại bán đảo Nam Cực và khu vực gần biển Scotia mấy năm gần đây giảm xuống nhanh chóng.
Sau khi phân tích số liệu thực địa tại bán đảo Nam Cực và khu vực gần biển Scotia, các nhà khoa học phát hiện trong thời gian từ những năm 30 đến 70 của thế kỷ 20, do điều kiện khí hậu thuận lợi và một số loài động vật Nam Cực giảm thiểu lượng bắt loài nhuyễn thể Nam Cực, điều đó đã giúp cho số lượng chim cánh cụt Nam Cực gia tăng.
Tuy nhiên, sau này do nhiệt độ liên tục tăng lên và sự cạnh tranh khốc liệt với các loài động vật có vú từ đại dương đã khiến cho mật độ nhuyễn thể Nam Cực giảm xuống, nhiều nhất lên tới hơn 80%.
Sự suy thoái của loài chim cánh cụt Adelie và chim cánh cụt Pygoscelis antarctica diễn ra cùng thời điểm số lượng nhuyễn thể Nam Cực giảm xuống.
Trong đó chim cánh cụt chưa trưởng thành là đối tượng nhạy cảm nhất trước sự thiết hụt nguồn thức ăn nhuyễn thể Nam Cực.
Nhuyễn thể là cơ sở quan trọng tạo nên chuỗi thức ăn ở Nam Cực, và cũng được mệnh danh là "kho thức ăn tương lai của thế giới."
Tuy nhiên, mấy chục năm qua, do ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu, một số khu vực Nam Cực vào mùa Đông thời gian hình thành băng bị chậm lại, diện tích bao phủ thu hẹp.
Trong khi đó thời gian băng tan vào mùa Hè lại kéo dài, điều đó ảnh hưởng đến sự sinh sôi phát triển của loài tảo xanh Nam Cực, qua đó khiến giảm thiểu mật độ nhuyễn thể Nam Cực./.
Điều này khiến số lượng chim cánh cụt Adelie và chim cánh cụt Pygoscelis antarctica sinh sống tại bán đảo Nam Cực và khu vực gần biển Scotia mấy năm gần đây giảm xuống nhanh chóng.
Sau khi phân tích số liệu thực địa tại bán đảo Nam Cực và khu vực gần biển Scotia, các nhà khoa học phát hiện trong thời gian từ những năm 30 đến 70 của thế kỷ 20, do điều kiện khí hậu thuận lợi và một số loài động vật Nam Cực giảm thiểu lượng bắt loài nhuyễn thể Nam Cực, điều đó đã giúp cho số lượng chim cánh cụt Nam Cực gia tăng.
Tuy nhiên, sau này do nhiệt độ liên tục tăng lên và sự cạnh tranh khốc liệt với các loài động vật có vú từ đại dương đã khiến cho mật độ nhuyễn thể Nam Cực giảm xuống, nhiều nhất lên tới hơn 80%.
Sự suy thoái của loài chim cánh cụt Adelie và chim cánh cụt Pygoscelis antarctica diễn ra cùng thời điểm số lượng nhuyễn thể Nam Cực giảm xuống.
Trong đó chim cánh cụt chưa trưởng thành là đối tượng nhạy cảm nhất trước sự thiết hụt nguồn thức ăn nhuyễn thể Nam Cực.
Nhuyễn thể là cơ sở quan trọng tạo nên chuỗi thức ăn ở Nam Cực, và cũng được mệnh danh là "kho thức ăn tương lai của thế giới."
Tuy nhiên, mấy chục năm qua, do ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu, một số khu vực Nam Cực vào mùa Đông thời gian hình thành băng bị chậm lại, diện tích bao phủ thu hẹp.
Trong khi đó thời gian băng tan vào mùa Hè lại kéo dài, điều đó ảnh hưởng đến sự sinh sôi phát triển của loài tảo xanh Nam Cực, qua đó khiến giảm thiểu mật độ nhuyễn thể Nam Cực./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)