Thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, trong đó việc chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 643,76 điểm hôm 8/8 đã làm nhiều người liên tưởng sự kiện S&P đánh tụt bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ giống như việc Lehman Brothers phá sản và năm 2011 sẽ là sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tuy nhiên, Nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal) cho rằng tình hình khó khăn hiện nay hoàn toàn khác so với cuộc khủng hoảng năm 2008.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng năm 2008 đi từ dưới lên, bắt đầu từ việc những người mua nhà quá lạc quan, sau đó lan đến bộ máy chứng khoán của Phố Wall, với một phần trợ giúp của các công ty xếp hạng tín dụng và kết thúc bằng việc ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Chính việc lĩnh vực tài chính sụp đổ đã dẫn đến cuộc suy thoái. Trong khi tình hình khó khăn hiện nay đi từ trên xuống, việc các chính phủ trên khắp thế giới không thể kích thích nền kinh tế của mình cũng như không thể ổn định tình hình trong nước đã dần làm mất lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và tài chính.
Điều này dẫn đến việc lĩnh vực tư nhân cắt giảm mạnh chi tiêu và đầu tư và điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm. Trong trường hợp này, các thị trường và ngân hàng là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm.
Thứ hai, sự khác biệt quan trọng nhất là các công ty tài chính và các hộ gia đình đã hưởng thụ tín dụng rẻ trong thời gian trước khủng hoảng 2007-2008.
Khi bong bóng nổ, khó khăn từ việc phải cắt giảm tỷ lệ nợ một cách cấp tốc đã dẫn đến cú sốc suy thoái chung. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đi theo chiều hướng ngược lại.
Tình trạng kinh tế trì trệ đang khuyến khích các công ty và cá nhân tích giấu tiền mặt của mình và né tránh việc vay mượn và điều này dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư chậm chạp.
Cuối cùng chính là hậu quả của hai sự khác biệt trên. Do nguồn gốc của cuộc khủng hoảng 2008, có một giải pháp đơn giản đó là chính phủ các nước phải nhảy vào can thiệp, tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua lãi suất thấp, cứu trợ ngân hàng và bơm tiền mặt vào nền kinh tế.
Song, giải pháp này không nằm trong "đơn thuốc chữa trị" cho những khó khăn hiện nay. Những căng thẳng hiện tại không phải do thiếu tính thanh khoản. Ví dụ, các công ty Mỹ đang nắm giữ tiền mặt ở mức kỷ lục. Sổ sách quyết toán của các doanh nghiệp và cá nhân không còn chồng chất các khoản nợ.
Vấn đề thực sự ở đây là sự thiếu tin tưởng của các thể chế tài chính đối với các thể chế tài chính khác và đối với khả năng của chính quyền trong việc kích hoạt tăng trưởng kinh tế.
Nếu cần bằng chứng về điều này, chỉ cần nhìn vào hệ thống "bơm" của lĩnh vực tài chính, từ thị trường "repo" đến cho vay liên ngân hàng, hoặc hỏi S&P hay những người mua trái phiếu Italia và Tây Ban Nha rằng họ có tin vào khả năng của các chính trị gia trong việc giải quyết mớ lộn xộn hiện nay hay không.
Bản chất khác thường của của tình hình khó khăn hiện nay đã khiến những "vũ khí" được sử dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng 2008 không có tác dụng.
Dù các ngân hàng trung ương có sẵn sàng thì việc bơm thêm tiền vào một nền kinh tế vốn tràn ngập tiền mặt sẽ không mấy hữu ích trong việc giải quyết tình trạng khó khăn hiện nay./.
Tuy nhiên, Nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal) cho rằng tình hình khó khăn hiện nay hoàn toàn khác so với cuộc khủng hoảng năm 2008.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng năm 2008 đi từ dưới lên, bắt đầu từ việc những người mua nhà quá lạc quan, sau đó lan đến bộ máy chứng khoán của Phố Wall, với một phần trợ giúp của các công ty xếp hạng tín dụng và kết thúc bằng việc ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Chính việc lĩnh vực tài chính sụp đổ đã dẫn đến cuộc suy thoái. Trong khi tình hình khó khăn hiện nay đi từ trên xuống, việc các chính phủ trên khắp thế giới không thể kích thích nền kinh tế của mình cũng như không thể ổn định tình hình trong nước đã dần làm mất lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và tài chính.
Điều này dẫn đến việc lĩnh vực tư nhân cắt giảm mạnh chi tiêu và đầu tư và điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm. Trong trường hợp này, các thị trường và ngân hàng là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm.
Thứ hai, sự khác biệt quan trọng nhất là các công ty tài chính và các hộ gia đình đã hưởng thụ tín dụng rẻ trong thời gian trước khủng hoảng 2007-2008.
Khi bong bóng nổ, khó khăn từ việc phải cắt giảm tỷ lệ nợ một cách cấp tốc đã dẫn đến cú sốc suy thoái chung. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đi theo chiều hướng ngược lại.
Tình trạng kinh tế trì trệ đang khuyến khích các công ty và cá nhân tích giấu tiền mặt của mình và né tránh việc vay mượn và điều này dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư chậm chạp.
Cuối cùng chính là hậu quả của hai sự khác biệt trên. Do nguồn gốc của cuộc khủng hoảng 2008, có một giải pháp đơn giản đó là chính phủ các nước phải nhảy vào can thiệp, tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua lãi suất thấp, cứu trợ ngân hàng và bơm tiền mặt vào nền kinh tế.
Song, giải pháp này không nằm trong "đơn thuốc chữa trị" cho những khó khăn hiện nay. Những căng thẳng hiện tại không phải do thiếu tính thanh khoản. Ví dụ, các công ty Mỹ đang nắm giữ tiền mặt ở mức kỷ lục. Sổ sách quyết toán của các doanh nghiệp và cá nhân không còn chồng chất các khoản nợ.
Vấn đề thực sự ở đây là sự thiếu tin tưởng của các thể chế tài chính đối với các thể chế tài chính khác và đối với khả năng của chính quyền trong việc kích hoạt tăng trưởng kinh tế.
Nếu cần bằng chứng về điều này, chỉ cần nhìn vào hệ thống "bơm" của lĩnh vực tài chính, từ thị trường "repo" đến cho vay liên ngân hàng, hoặc hỏi S&P hay những người mua trái phiếu Italia và Tây Ban Nha rằng họ có tin vào khả năng của các chính trị gia trong việc giải quyết mớ lộn xộn hiện nay hay không.
Bản chất khác thường của của tình hình khó khăn hiện nay đã khiến những "vũ khí" được sử dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng 2008 không có tác dụng.
Dù các ngân hàng trung ương có sẵn sàng thì việc bơm thêm tiền vào một nền kinh tế vốn tràn ngập tiền mặt sẽ không mấy hữu ích trong việc giải quyết tình trạng khó khăn hiện nay./.
Đình Thư (TTXVN/Vietnam+)