Kho vũ khí Triều Tiên thách thức chi phí quốc phòng của Nhật Bản

Các cuộc thử nghiệm bổ sung có thể tiêu tốn thêm ít nhất 500 triệu USD vào hóa đơn của Nhật Bản, chi cho hai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo được Mỹ thiết kế.
Trong ảnh: Máy bay tiêm kích F-35A thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản tại căn cứ ở Misawa, tỉnh miền Tây Aomori ngày 1/8/2019. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Trong ảnh: Máy bay tiêm kích F-35A thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản tại căn cứ ở Misawa, tỉnh miền Tây Aomori ngày 1/8/2019. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Reuters dẫn bốn nguồn tin chính phủ và quốc phòng Nhật Bản cho biết các cuộc thử nghiệm bổ sung có thể tiêu tốn thêm ít nhất 500 triệu USD vào hóa đơn của Nhật Bản, chi cho hai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo được Mỹ thiết kế, vốn có thể bắn hạ các loại tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Theo Tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin của Mỹ, việc thực hiện các thử nghiệm này là nhằm chứng tỏ hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động hiệu quả. Các cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành ở Hawaii chứ không phải ở Nhật Bản, có thể sẽ tiêu tốn khoảng 100 triệu USD cho mỗi lần phóng.

[Bộ Quốc phòng Nhật đề nghị khoản ngân sách kỷ lục nâng cấp khí tài]

Nhật Bản hồi năm 2018 đã đồng ý mua các hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis Ashore do Washington cung cấp. Nước này từ chối mua radar mới của Hải quân Mỹ do Tập đoàn Raytheon sản xuất, để ủng hộ một hệ thống do đối thủ Lockheed Martin Corp thiết kế.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản lúc đó là ông Itsunori Onodera đã không hề biết rằng Nhật Bản cũng sẽ phải trả tiền cho các vụ phóng để kiểm tra radar của Lockheed.

Một trong những nguồn tin quốc phòng cho biết Chính phủ Nhật Bản đã tưởng rằng việc thử nghiệm chỉ cần mô phỏng trên máy tính là đủ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục