Khoảng cách Năng lượng Xanh của Rockefeller Foundation: Cần 8.700 Terawatt Giờ Năng lượng Sạch ở 72 Quốc Gia, trong đó có 20 Quốc gia ở Châu Á

  • Khoảng cách Năng lượng Xanh ước tính công suất năng lượng tái tạo phải được tạo ra vào năm 2050 của các quốc gia này để đáp ứng cả hai mục tiêu phát triển toàn cầu và khí hậu
  • Vạch ra bốn lộ trình mới từ tình trạng nghèo năng lượng để thu hẹp khoảng cách cho 3,8 tỷ người ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông

BANGKOK, ngày 7 tháng 8 năm 2024 /PRNewswire/ -- Rockefeller Foundation hôm nay đã công bố một báo cáo mới tính toán "Khoảng cách Năng lượng Xanh" 8.700 terawatt giờ (TWh) trên 72 quốc gia ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Caribe và Trung Đông. Hiện là nơi sinh sống của 3,8 tỷ người, các quốc gia này phải triển khai 8.700 TWh năng lượng sạch vào năm 2050, gấp đôi sản lượng hàng năm của Hoa Kỳ, để tạo bước nhảy vọt từ các hệ thống điện truyền thống, tốn kém và kém hiệu quả hơn để hướng tới một tương lai dồi dào năng lượng. Khoảng cách Năng lượng Xanh: Đạt được Tương lai Dồi dào Năng lượng cho Mọi người cũng xác định cơ hội xanh và đặt ra bốn lộ trình mới để thu hẹp khoảng cách.

Tiến sĩ Rajiv J. Shah, Chủ tịch Rockefeller Foundation cho biết: "Số phận của 3,8 tỷ người và hành tinh này sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta có thể thu hẹp Khoảng cách Năng lượng Xanh hay không. Lịch sử cho thấy rõ rằng người dân và các quốc gia sẽ theo đuổi cơ hội bất chấp hậu quả của khí hậu. Cách duy nhất để đạt được các mục tiêu về khí hậu của thế giới là mở rộng các giải pháp và huy động nguồn vốn cần thiết để đảm bảo 3,8 tỷ người có đủ điện sạch nhằm nâng cao cuộc sống và sinh kế của họ".

72 quốc gia được phân tích trong báo cáo đại diện cho 68 quốc gia nằm dưới Mức tối thiểu Năng lượng Hiện đại (MEM), được định nghĩa là có mức sử dụng bình quân đầu người hàng năm dưới 1.000 kilowatt giờ (kWh) cần thiết để giúp người dân thoát nghèo, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế. Báo cáo cũng bao gồm thêm bốn quốc gia* đã vượt qua ngưỡng MEM nhưng được đưa vào danh mục "nghèo năng lượng" vì phần lớn dân số của quốc gia vẫn sống dưới mức MEM.

Chỉ có 8 trong số 72 quốc gia ở Châu Mỹ Latinh và Caribe (Bolivia, El Salvador*, Guatemala, Haiti, HondurasNicaragua) và Trung Đông (SyriaYemen), 44 quốc gia ở Châu Phi và 20 quốc gia ở Châu Á.

Châu Á:

1) Afghanistan

2) Bangladesh

3) Campuchia

4) Ấn Độ*

5) Indonesia*

6) Kiribati

7) Micronesia

8) Myanmar

9) Nepal

10) Bắc Triều Tiên

11) Pakistan

12) Papua New Guinea

13) Philippines

14) Samoa

15) Quần đảo Solomon

16) Sri Lanka

17) Timor-Leste

18) Tonga

19) Tuvalu

20) Vanuatu

Deepali Khanna, Phó Chủ tịch kiêm giám đốc Văn phòng Khu vực Châu Á của Rockefeller Foundation cho biết: "Mặc dù không có câu trả lời chung cho tương lai dồi dào năng lượng sạch, chúng tôi tin rằng có một 'cơ hội xanh' dựa vào các tài sản hệ thống điện hiện có và tình trạng sẵn có của các nguồn năng lượng tái tạo ở Châu Á". "Các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ và Indonesia, đang mở đường bằng cách triển khai các công nghệ năng lượng tái tạo ở quy mô chưa từng có."

Tính toán Khoảng cách Năng lượng Xanh

Đối với báo cáo này, Rockefeller Foundation sắp xếp 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc thành ba loại: (1) "Các nền kinh tế tiên tiến", bao gồm 55 quốc gia được Ngân hàng Thế giới xác định là có thu nhập cao; (2) "Các quốc gia nghèo năng lượng", đại diện cho 68 quốc gia nghèo năng lượng, cộng với 4 quốc gia* được nêu trên; và (3) "Các nền kinh tế mới nổi", đại diện cho 66 quốc gia nằm giữa hai loại này (nhóm này cũng có mức tiêu thụ tăng gần 4.000 kWh mỗi năm trong 50 năm qua, so với các quốc gia "nghèo năng lượng" chỉ có mức tăng 500 kWh).

Khoảng cách Năng lượng Xanh được tính toán bằng cách xác định lượng carbon mà thế giới có thể thải ra trong khi vẫn giữ nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1,75°C và đồng thời tính đến các mục tiêu phát triển và tăng trưởng dân số. Khoảng cách Năng lượng Xanh cũng giả định rằng 55 quốc gia "tiên tiến" và 66 quốc gia "mới nổi" sẽ lần lượt đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và 2060.

Dựa vào những tính toán đó, ngân sách carbon 207 gigaton (GT) còn lại của kịch bản này mang lại giới hạn thoải mái cho 72 quốc gia "nghèo năng lượng" phát triển. Với việc chỉ tập trung vào ngành điện, hoạt động sản xuất nhiên liệu hóa thạch có thể tăng trưởng vừa phải trong thời gian tới, nhưng về lâu dài, năng lượng xanh phải chiếm ưu thế. Ví dụ: vào năm 2030, khoảng 2/3 tổng lượng điện vẫn có thể đến từ nhiên liệu hóa thạch ở các nước nghèo năng lượng: Nhưng đến năm 2040, tỷ lệ đó sẽ phải giảm xuống 30% và phải đạt mức 0% vào năm 2070.

Bốn Lộ trình để Thu hẹp Khoảng cách

Nguồn năng lượng dồi dào sẽ đòi hỏi sự kết hợp của công nghệ, nhưng sự kết hợp đó sẽ khác nhau rất nhiều tùy theo nguồn lực và nhu cầu của từng quốc gia. Tài sản hệ thống điện hiện tại và tình trạng sẵn có của tài sản năng lượng tái tạo ở mỗi quốc gia sẽ quyết định loại cơ hội nhảy vọt xanh nào là khả thi nhất. Căn cứ vào điều này, báo cáo xác định bốn lộ trình dẫn đến nguồn năng lượng sạch dồi dào nhờ công nghệ hiện đại. Đó là:

  1. Xanh hóa lưới điện dần dần: Lộ trình này phù hợp với các quốc gia như Ấn Độ, nơi đã phát triển lưới điện và có nguồn tài sản sản xuất nhiên liệu hóa thạch tập trung đáng kể.
  2. Phát triển lưới điện hỗn hợp năng lượng tái tạo: Lộ trình này phù hợp với những quốc gia như Nigeria, nơi có lưới điện và công suất phát điện hạn chế nhưng mật độ dân số cao.
  3. Lưu trữ năng lượng mặt trời phân tán: Lộ trình này phù hợp ở các quốc gia như Burkina Faso, nơi có nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời tuyệt vời nhưng việc phát triển lưới điện và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên tái tạo khác còn hạn chế.
  4. Hỗn hợp tái tạo phân tán: Lộ trình này phù hợp với các quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi có lưới điện và tài sản phát điện hạn chế nhưng lại có nguồn tài nguyên tái tạo đa dạng, chất lượng cao.

Tiến sĩ Joseph Curtin, Giám đốc Điều hành đội ngũ Năng lượng và Khí hậu của Rockefeller Foundation và là đồng tác giả của báo cáo, cho biết: "Việc thu hẹp Khoảng cách Năng lượng Xanh mang đến lợi ích cho mọi quốc gia. Ngoài ra, 72 quốc gia này có nguồn tài nguyên tái tạo vượt trội hơn so với các quốc gia đã triển khai năng lượng tái tạo ở quy mô lớn. Vì vậy, thay vì đi theo con đường của nhiều nền kinh tế tiên tiến, họ có cơ hội xanh để nhảy vọt sang các hệ thống năng lượng sạch hơn, nhanh nhẹn hơn và linh hoạt hơn."

Rockefeller Foundation đặt mục tiêu khám phá chi tiết hơn những lộ trình khác biệt này trong các phân tích trong tương lai.

Giới thiệu về Rockefeller Foundation

Rockefeller Foundation là tổ chức từ thiện tiên phong được xây dựng trên quan hệ đối tác hợp tác ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới tiên phong giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng phát triển. Chúng tôi đặt cược lớn để nâng cao sức khỏe cho nhân loại. Ngày nay, chúng tôi tập trung vào việc thúc đẩy cơ hội của con người và đảo ngược cuộc khủng hoảng khí hậu bằng cách chuyển đổi các hệ thống trong lĩnh vực thực phẩm, y tế, năng lượng và tài chính. Để biết thêm thông tin, hãy đăng ký nhận bản tin của chúng tôi tại www.rockefellerfoundation.org/subscribe và theo dõi chúng tôi trên X @RockefellerFdn và LI @the-rockefeller-foundation.

Ngoài trung tâm hội nghị ở Bellagio, Ý, Rockefeller Foundation còn có văn phòng tại Hoa Kỳ tọa lạc ở Thành phố New YorkWashington, DC, với trụ sở khu vực tại Bangkok, Thái Lan, để hoạt động trên khắp Châu Á và một trụ sở khu vực khác ở Nairobi, Kenya, để phục vụ công việc của họ trên khắp lục địa Châu Phi.

SOURCE The Rockefeller Foundation

Khoảng cách Năng lượng Xanh của Rockefeller Foundation: Cần 8.700 Terawatt Giờ Năng lượng Sạch ở 72 Quốc Gia, trong đó có 20 Quốc gia ở Châu Á ảnh 1

Tin cùng chuyên mục