Khôi phục rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu

Phát triển hệ thống rừng ngập mặn là giải pháp cấp thiết để tạo ra dải đê thiên nhiên, ngăn thiên tai và bảo vệ cư dân ven biển.

Ở góc độ đơn vị bảo tồn, bà Hồ Thị Yến Thu, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) cho biết, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, bởi việc tàn phá rừng ngập mặn của con người từ trước tới nay. Do vậy, khả năng chống chịu và hồi phục của vùng ven biển phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cộng đồng dân cư và tình trạng của các hệ sinh thái biển và ven biển, trong đó rừng ngập mặn giữ vai trò rất quan trọng.
Ông Nguyễn Quốc Dựng, Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Dự báo của các nhà khoa học cho thấy, đến cuối thập kỷ 21, mực nước biển có thể tăng lên đến 1m, làm tăng tình trạng nhiễm mặn của các dòng sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh môi trường và cư dân ven biển.

Tại hội thảo “Quản lý rừng ngập mặn hiệu quả dựa vào cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu” diễn ra sáng nay (12/9), tại Hà Nội, ông Tấn cho rằng để từng bước tháo gỡ mối lo này, việc phát triển hệ thống rừng ngập mặn sẽ là giải pháp quan trọng để tạo ra dải đê thiên nhiên, ngăn chặn thiên tai và bảo vệ cho cư dân ở hai đầu đất nước.

Ở góc độ đơn vị bảo tồn, bà Hồ Thị Yến Thu, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) cho biết, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, bởi việc tàn phá rừng ngập mặn của con người từ trước tới nay. Do vậy, khả năng chống chịu và hồi phục của vùng ven biển phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cộng đồng dân cư và tình trạng của các hệ sinh thái biển và ven biển, trong đó rừng ngập mặn giữ vai trò rất quan trọng.

[Mất hàng triệu hécta đất trồng do biến đổi khí hậu]

Thực tế cho thấy, rừng ngập mặn là “vườn ươm” và phát triển của nhiều loài thủy hải sản, cung cấp dược liệu, chất đốt, tạo cảnh quan cho du lịch. Mặt khác, rừng ngập mặn còn là tấm lá chắn phòng hộ vùng ven biển và lá phổi xanh hấp thụ khí các-bon-nic điều tiết nhiệt độ và khí hậu… Tuy vậy, hiện nay, diện tích rừng ngập mặn của chúng ta chỉ còn khoảng 155.000ha, suy giảm khoảng 60% so với cách đây khoảng 70 năm.

Theo bà Thu, mặc dù diện tích rừng ngập mặn tương đối ổn định trong 10 năm qua, do nhiều nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của các tổ chức phi chính phủ. Ở một số tỉnh, độ che phủ rừng ngập mặn, thậm chí còn tăng lên. Ví dụ mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn ở Giao Thủy (Nam Định), Cát Bà (Hải Phòng), Cần Giờ (TP.HCM), Hậu Lộc (Thanh Hóa).

"Tuy nhiên, các mô hình quản lý và phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ vẫn còn chưa nhiều, chưa được thể chế hóa vào các chương trình của địa phương và chính phủ,” bà Thu dẫn chứng. Hơn nữa, hiện nay cơ chế của mỗi mô hình khác nhau, nên việc khái quát hóa và nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn," bà Thu nhìn nhận.

Chính vì vậy, bà Thu và nhiều chuyên tham dự hội thảo nhất quán cho rằng để đảm bảo sinh kế và môi trường cho cư dân ven biển về lâu dài, việc quan trọng nhất hiện nay là thống nhất hướng phục hồi rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng../.
9 quốc gia họp bàn về bảo hệ sinh thái ven biển

Từ ngày 11-14/9, 9 quốc gia thành viên tham dự gồm: Bangladesh, Ấn độ, Indonesia, Maldives, Pakistan, Seycheles, Sri-Lanka, Thái Lan và Việt Nam sẽ tham dự cuộc họp Ban Chỉ đạo khu vực lần thứ 10 về Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) do Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo báo cáo của Ban điều hành MFF, vùng bờ biển, các hệ sinh thái cũng như cộng đồng dân cư ven biển Việt Nam là những đối tượng dễ bị tổn thương trước đe đọa của thiên tai, đặc biệt là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão lũ và sóng thần.

Năm 2010 Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai. Trong hơn 3 năm qua, Ban điều hành MFF đã hỗ trợ Việt Nam triển khai 15 dự án về phục hồi hệ sinh thái và cải thiện sinh kế ven biển, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển phong phú, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh sinh thái với kinh phí hơn 1 triệu USD.
Hùng Võ (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục