Bấp chấp phong độ rực sáng của Ronaldinho trong màu áo Milan thời gian qua, huấn luyện viên Dunga vẫn không để ý đến tiền vệ tài hoa này.
Bất công với Ronnie
Lần gần nhất Ronaldinho khoác chiếc áo vàng xanh là ngày Cá tháng Tư năm ngoái. Nhưng sự hiện diện ấy gần như một con số không. Vào thay Elano ở phút 77, khi đội nhà đã dẫn Peru đến 3-0, Ronaldinho có quá ít thời gian để kịp tạo dấu ấn.
Sẽ chẳng ai bất ngờ trước việc Dunga tiếp tục bỏ rơi Ronnie trong suốt phần còn lại của năm 2009, bởi phong độ của anh trong màu áo câu lạc bộ không thực sự thuyết phục. Nhưng sẽ là bất công bởi kể từ giai đoạn hai của mùa giải này, Ronaldinho đã chơi cực hay, trở thành niềm cảm hứng để AC Milan hồi sinh.
Chắc chắn đó không phải vấn đề tuổi tác, bởi Ronaldinho vẫn còn trẻ nếu so với Gilberto và G.Silva (đều 34 tuổi). Cũng không phải là yếu tố vô kỷ luật, vì chắc gì Robinho và Adriano đã ít chơi bời hơn anh. Nếu xét về phong độ lại càng không. Nên nhớ, vào thời điểm Dunga công bố danh sách triệu tập, Ronnie vừa ghi 6 bàn vào lưới Siena, Juve, Genoa, và chơi rất hay trước Manchester United (dù Milan thua 2-3).
Trong khi đó, nhiều cầu thủ còn chơi tồi hơn anh trong sắc áo câu lạc bộ vẫn được triệu tập. Đó là Felipe Melo, “thùng rác vàng” 2009 của Seriea A. Đó là Julio Baptista, chuyên gia dự bị tại AS Roma. Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến Robinho - người đã sa sút đến nỗi Man City phải tống khứ về Santos theo bản hợp đồng cho mượn.
Chỉ có một cách lý giải, Dunga không muốn thay đổi hệ thống thi đấu mà ông đã xây dựng nên ngay từ ngày đầu dẫn dắt Selecao. Sơ đồ ấy ưu tiên cho những “công nhân” như Melo, Silva, cần đến tốc độ và sự chính xác của Kaka, Elano, cũng như một sát thủ đầu lạnh cỡ Fabiano. Sơ đồ ấy không có chỗ cho những cầu thủ ham biểu diễn kỹ thuật như Ronaldinho, dù rằng nó có thể mang lại những giây phút ngây ngất.
Dunga luôn đúng?
Dunga đã quen với những áp lực kiểu như vậy. Song những thành công liên tiếp ở Copa America 2007 và Confederationa Cup 2009 là bằng cớ rõ ràng nhất để ông bảo vệ quan điểm của mình. “Các tờ báo thích áp đặt quan điểm, và đưa ra những cầu thủ theo ý họ, nhưng tôi đi theo một hướng riêng,” chiến lược gia này tuyên bố chắc nịch.
Đúng là ít người bắt bẻ được Dunga, bởi những kết quả trên sân cỏ đã khẳng định rằng ông không hề sai lầm. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như Ronaldinho lỡ hẹn với Nam Phi mùa hè này, song cảm giác nuối tiếc có lẽ chỉ xuất hiện, nếu như Brazil nếm trái đắng. Cùng bảng với Bồ Đào Nha và Cote d'Ivoire không bao giờ là một kết quả bốc thăm nhẹ nhàng cả.
Không chỉ Ronaldinho bị phớt lờ. Người đồng đội của anh ở AC Milan là tài năng trẻ Alexandre Pato cũng chẳng được đoái hoài, dù chân sút trụ cột Luis Fabiano bị chấn thương.
Đây cũng không phải một quyết định lạ vì trong sắc áo đội tuyển, "chú vịt" tỏ ra quá non nớt và cần thêm thời gian để trưởng thành. Thay vào đó, cơ hội sẽ mở ra với Adriano, người đang tìm lại phong độ ở Flamengo./.
Bất công với Ronnie
Lần gần nhất Ronaldinho khoác chiếc áo vàng xanh là ngày Cá tháng Tư năm ngoái. Nhưng sự hiện diện ấy gần như một con số không. Vào thay Elano ở phút 77, khi đội nhà đã dẫn Peru đến 3-0, Ronaldinho có quá ít thời gian để kịp tạo dấu ấn.
Sẽ chẳng ai bất ngờ trước việc Dunga tiếp tục bỏ rơi Ronnie trong suốt phần còn lại của năm 2009, bởi phong độ của anh trong màu áo câu lạc bộ không thực sự thuyết phục. Nhưng sẽ là bất công bởi kể từ giai đoạn hai của mùa giải này, Ronaldinho đã chơi cực hay, trở thành niềm cảm hứng để AC Milan hồi sinh.
Chắc chắn đó không phải vấn đề tuổi tác, bởi Ronaldinho vẫn còn trẻ nếu so với Gilberto và G.Silva (đều 34 tuổi). Cũng không phải là yếu tố vô kỷ luật, vì chắc gì Robinho và Adriano đã ít chơi bời hơn anh. Nếu xét về phong độ lại càng không. Nên nhớ, vào thời điểm Dunga công bố danh sách triệu tập, Ronnie vừa ghi 6 bàn vào lưới Siena, Juve, Genoa, và chơi rất hay trước Manchester United (dù Milan thua 2-3).
Trong khi đó, nhiều cầu thủ còn chơi tồi hơn anh trong sắc áo câu lạc bộ vẫn được triệu tập. Đó là Felipe Melo, “thùng rác vàng” 2009 của Seriea A. Đó là Julio Baptista, chuyên gia dự bị tại AS Roma. Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến Robinho - người đã sa sút đến nỗi Man City phải tống khứ về Santos theo bản hợp đồng cho mượn.
Chỉ có một cách lý giải, Dunga không muốn thay đổi hệ thống thi đấu mà ông đã xây dựng nên ngay từ ngày đầu dẫn dắt Selecao. Sơ đồ ấy ưu tiên cho những “công nhân” như Melo, Silva, cần đến tốc độ và sự chính xác của Kaka, Elano, cũng như một sát thủ đầu lạnh cỡ Fabiano. Sơ đồ ấy không có chỗ cho những cầu thủ ham biểu diễn kỹ thuật như Ronaldinho, dù rằng nó có thể mang lại những giây phút ngây ngất.
Dunga luôn đúng?
Dunga đã quen với những áp lực kiểu như vậy. Song những thành công liên tiếp ở Copa America 2007 và Confederationa Cup 2009 là bằng cớ rõ ràng nhất để ông bảo vệ quan điểm của mình. “Các tờ báo thích áp đặt quan điểm, và đưa ra những cầu thủ theo ý họ, nhưng tôi đi theo một hướng riêng,” chiến lược gia này tuyên bố chắc nịch.
Đúng là ít người bắt bẻ được Dunga, bởi những kết quả trên sân cỏ đã khẳng định rằng ông không hề sai lầm. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như Ronaldinho lỡ hẹn với Nam Phi mùa hè này, song cảm giác nuối tiếc có lẽ chỉ xuất hiện, nếu như Brazil nếm trái đắng. Cùng bảng với Bồ Đào Nha và Cote d'Ivoire không bao giờ là một kết quả bốc thăm nhẹ nhàng cả.
Không chỉ Ronaldinho bị phớt lờ. Người đồng đội của anh ở AC Milan là tài năng trẻ Alexandre Pato cũng chẳng được đoái hoài, dù chân sút trụ cột Luis Fabiano bị chấn thương.
Đây cũng không phải một quyết định lạ vì trong sắc áo đội tuyển, "chú vịt" tỏ ra quá non nớt và cần thêm thời gian để trưởng thành. Thay vào đó, cơ hội sẽ mở ra với Adriano, người đang tìm lại phong độ ở Flamengo./.
(TT&VH/Vietnam+)