Pháp và Italy ngày 31/7 tìm cách gia tăng niềm tin rằng châu Âu có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Thủ tướng Italy, Mario Monti, nói rằng ông "nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm" ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Sau cuộc hội đàm tại Paris ngày 31/7, Thủ tướng Italy, Mario Monti, và Tổng thống Pháp, Francois Hollande, đã hoan nghênh những tiến bộ "rất có ý nghĩa" mà các nhà lãnh đạo châu Âu đạt được trong những tuần gần đây để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài 2 năm rưỡi qua.
Trong tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo bày tỏ "quyết tâm làm mọi việc để bảo vệ" đồng euro, đồng thời hoan nghênh tuyên bố mới đây của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi, rằng ECB sẵn sàng can thiệp.
Trong các cuộc đàm thoại với Thủ tướng Monti và Tổng thống Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng nhất trí làm bất kỳ điều gì có thể để trợ cứu đồng euro.
Sau Paris, Thủ tướng Monti sẽ tới Hensinki và Madrid trong khuôn khổ chuyến công du nhằm mục tiêu bảo vệ đồng euro và mang lại cú hích quyết định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế châu Âu.
Tin tức cho hay ngày 31/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã tái khẳng định sự ủng hộ "hành động kiên quyết" nhằm cứu đồng tiền chung châu Âu, đưa khu vực này thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang gây tác động mạnh tới kinh tế thế giới.
Tuyên bố của Tổng thống Obama ủng hộ "hành động kiên quyết" để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ được đưa ra ngay sau cam kết của các quan chức châu Âu quyết tâm bảo vệ đồng euro, càng chứng tỏ quyết tâm của thế giới đưa "lục địa già" thoát khỏi bão giông.
Trong khi đó, các số liệu vừa công bố lại cho thấy những tác động của cuộc khủng hoảng nợ này đối với thị trường việc làm. Theo thống kê của Liên minh châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone trong tháng 6/2012 đã tăng lên mức cao kỷ lục 11,2%.
Cùng ngày 31/7, các nền kinh tế lớn ở Eurozone cũng công bố các số liệu về thất nghiệp không mấy khả quan, theo đó tỷ lệ thất nghiệp của Đức tăng lên 6,8% trong tháng 7/2012 và tỷ lệ thất nghiệp của Italy chạm mức cao kỷ lục 10,8% trong tháng 6/2012.
Thị trường đang chờ đợi một sự can thiệp trực tiếp để hạ lãi suất đi vay của Italy và Tây Ban Nha hiện ở mức cao "nguy hiểm" cũng như tránh cho hai nước này phải cần tới các gói cứu trợ lớn.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha ngày 31/7 công bố các số liệu chính thức cho hay từ đầu năm 2012 đến cuối tháng Năm vừa qua, các nhà đầu tư đã rút một số tiền kỷ lục là 163,19 tỷ euro (199 tỷ USD) khỏi nước này, trong đó chỉ riêng trong tháng 5/2012 các nhà đầu tư đã rút 41,3 tỷ euro. Chiều hướng này phản ánh nỗi lo ngại của các nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế của Tây Ban Nha./.
Thủ tướng Italy, Mario Monti, nói rằng ông "nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm" ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Sau cuộc hội đàm tại Paris ngày 31/7, Thủ tướng Italy, Mario Monti, và Tổng thống Pháp, Francois Hollande, đã hoan nghênh những tiến bộ "rất có ý nghĩa" mà các nhà lãnh đạo châu Âu đạt được trong những tuần gần đây để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài 2 năm rưỡi qua.
Trong tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo bày tỏ "quyết tâm làm mọi việc để bảo vệ" đồng euro, đồng thời hoan nghênh tuyên bố mới đây của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi, rằng ECB sẵn sàng can thiệp.
Trong các cuộc đàm thoại với Thủ tướng Monti và Tổng thống Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng nhất trí làm bất kỳ điều gì có thể để trợ cứu đồng euro.
Sau Paris, Thủ tướng Monti sẽ tới Hensinki và Madrid trong khuôn khổ chuyến công du nhằm mục tiêu bảo vệ đồng euro và mang lại cú hích quyết định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế châu Âu.
Tin tức cho hay ngày 31/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã tái khẳng định sự ủng hộ "hành động kiên quyết" nhằm cứu đồng tiền chung châu Âu, đưa khu vực này thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang gây tác động mạnh tới kinh tế thế giới.
Tuyên bố của Tổng thống Obama ủng hộ "hành động kiên quyết" để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ được đưa ra ngay sau cam kết của các quan chức châu Âu quyết tâm bảo vệ đồng euro, càng chứng tỏ quyết tâm của thế giới đưa "lục địa già" thoát khỏi bão giông.
Trong khi đó, các số liệu vừa công bố lại cho thấy những tác động của cuộc khủng hoảng nợ này đối với thị trường việc làm. Theo thống kê của Liên minh châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone trong tháng 6/2012 đã tăng lên mức cao kỷ lục 11,2%.
Cùng ngày 31/7, các nền kinh tế lớn ở Eurozone cũng công bố các số liệu về thất nghiệp không mấy khả quan, theo đó tỷ lệ thất nghiệp của Đức tăng lên 6,8% trong tháng 7/2012 và tỷ lệ thất nghiệp của Italy chạm mức cao kỷ lục 10,8% trong tháng 6/2012.
Thị trường đang chờ đợi một sự can thiệp trực tiếp để hạ lãi suất đi vay của Italy và Tây Ban Nha hiện ở mức cao "nguy hiểm" cũng như tránh cho hai nước này phải cần tới các gói cứu trợ lớn.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha ngày 31/7 công bố các số liệu chính thức cho hay từ đầu năm 2012 đến cuối tháng Năm vừa qua, các nhà đầu tư đã rút một số tiền kỷ lục là 163,19 tỷ euro (199 tỷ USD) khỏi nước này, trong đó chỉ riêng trong tháng 5/2012 các nhà đầu tư đã rút 41,3 tỷ euro. Chiều hướng này phản ánh nỗi lo ngại của các nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế của Tây Ban Nha./.
Như Mai (TTXVN)