Nhân dịp về Kiên Giang dự Lễ khánh thành cột mốc 314 trên biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia (24/6) và cùng với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen đồng chủ trì Lễ khai mạc Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kiên Giang về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được những thành tựu khá toàn diện trong phát triển kinh tế-xã hội; giữ được tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm qua, gắn với đó là cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn; nông nghiệp phát triển mạnh; giá trị công nghiệp tăng nhanh;… Nhờ những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Kiên Giang cần phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương nhất là tiềm năng về nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch; tìm ra các cách làm năng động, sáng tạo; huy động tối đa các nguồn lực để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của địa phương… đưa Kiên Giang phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Kiên Giang cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn với công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu; đưa khoa học công nghệ vào sản suất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; thực hiện hiệu quả các biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản phục vụ xuất khẩu.
Bên cạnh, Thủ tướng cũng lưu ý Kiên Giang cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là sản xuất ximăng; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Kiên Giang cần nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách đã có và xây dựng, ban hành các chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh; tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi cho phát triển nông nghiệp và cho nuôi trồng thủy sản, nạo vét kênh mương…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý Kiên Giang cần quan tâm hơn nữa tới công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển; thực hiện tốt việc hỗ trợ tư vấn, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động; giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông…
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với những kiến nghị, đề xuất của Kiên Giang liên quan đến thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, giáo dục-đào tạo, y tế, đầu tư kết cấu hạ tầng trong đó có việc bố trí vốn cho các dự án, công trình giao thông, thủy lợi… trọng điểm của địa phương.
Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Sơn cho biết, tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2012 của tỉnh Kiên Giang tiếp tục ổn định và có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 10,1% (sáu tháng đầu năm 2011 đạt 9,9%).
Trong bối cảnh những thuận lợi, thời cơ đan xen với nhiều khó khăn, thách thức, Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo tranh thủ nhiều nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Kiên Giang đã triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết 11/NQ-CP và đang cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Thực hiện thu mua lúa gạo tạm trữ được 81.183 tấn, vượt 17.183 tấn so với chỉ tiêu được giao. Thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách Nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13 của Chính phủ với số tiền là 198 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh được quan tâm chỉ đạo và phát triển tốt; một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt khá so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ ổn định; hệ thống chính trị của địa phương tiếp tục được củng cố kiện toàn, tạo chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số chỉ tiêu của tỉnh còn đạt thấp so với kế hoạch như, kim ngạch xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, chi đầu tư phát triển, thu ngân sách..
Trước đó, cũng tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2012.
Hội nghị đã giới thiệu và quảng bá hình ảnh tỉnh Kiên Giang với tiềm năng đa dạng, phong phú; con người và chính sách cởi mở, thông thoáng; các cơ hội đầu tư cụ thể… Là cơ hội cho các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh vào tỉnh Kiên Giang.
Tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho sáu dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: thủy sản, du lịch sinh thái, chế biến lương thực, xây dựng… Cũng tại hội nghị, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện ký 10 hợp đồng tín dụng với tổng mức đầu tư trên 11.400 tỷ đồng, trong đó vốn vay BIDV là 4.110 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Kiên Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Nằm trong địa bàn động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ, v ới vị thế là cửa ngõ ở phía Tây Nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Đồng thời Kiên Giang còn có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế phong phú, đa dạng: nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Kiên Giang cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Trung ương và các địa phương liên quan tập trung làm tốt công tác qui hoạch phát triển, trên cơ sở đó, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, phải huy động được nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Có chính sách phù hợp, tạo ra những đột phá để sớm đưa Kiên Giang trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại gắn với nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và chủ quyền lãnh thổ .
Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Kiên Giang chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Có giải pháp và kế hoạch triển khai phù hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với các tỉnh của Campuchia. Chú trọng phát triển kinh tế biên mậu. Xây dựng Hà Tiên trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vành đai kinh tế ven biển nối Kiên Giang với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nối Kiên Giang với Kampot (Campuchia), thúc đẩy mạnh mẽ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Campuchia và các nước ASEAN để tăng cường hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi, cùng phát triển./.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được những thành tựu khá toàn diện trong phát triển kinh tế-xã hội; giữ được tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm qua, gắn với đó là cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn; nông nghiệp phát triển mạnh; giá trị công nghiệp tăng nhanh;… Nhờ những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Kiên Giang cần phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương nhất là tiềm năng về nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch; tìm ra các cách làm năng động, sáng tạo; huy động tối đa các nguồn lực để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của địa phương… đưa Kiên Giang phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Kiên Giang cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn với công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu; đưa khoa học công nghệ vào sản suất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; thực hiện hiệu quả các biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản phục vụ xuất khẩu.
Bên cạnh, Thủ tướng cũng lưu ý Kiên Giang cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là sản xuất ximăng; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Kiên Giang cần nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách đã có và xây dựng, ban hành các chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh; tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi cho phát triển nông nghiệp và cho nuôi trồng thủy sản, nạo vét kênh mương…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý Kiên Giang cần quan tâm hơn nữa tới công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển; thực hiện tốt việc hỗ trợ tư vấn, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động; giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông…
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với những kiến nghị, đề xuất của Kiên Giang liên quan đến thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, giáo dục-đào tạo, y tế, đầu tư kết cấu hạ tầng trong đó có việc bố trí vốn cho các dự án, công trình giao thông, thủy lợi… trọng điểm của địa phương.
Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Sơn cho biết, tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2012 của tỉnh Kiên Giang tiếp tục ổn định và có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 10,1% (sáu tháng đầu năm 2011 đạt 9,9%).
Trong bối cảnh những thuận lợi, thời cơ đan xen với nhiều khó khăn, thách thức, Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo tranh thủ nhiều nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Kiên Giang đã triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết 11/NQ-CP và đang cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Thực hiện thu mua lúa gạo tạm trữ được 81.183 tấn, vượt 17.183 tấn so với chỉ tiêu được giao. Thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách Nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13 của Chính phủ với số tiền là 198 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh được quan tâm chỉ đạo và phát triển tốt; một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt khá so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ ổn định; hệ thống chính trị của địa phương tiếp tục được củng cố kiện toàn, tạo chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số chỉ tiêu của tỉnh còn đạt thấp so với kế hoạch như, kim ngạch xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, chi đầu tư phát triển, thu ngân sách..
Trước đó, cũng tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2012.
Hội nghị đã giới thiệu và quảng bá hình ảnh tỉnh Kiên Giang với tiềm năng đa dạng, phong phú; con người và chính sách cởi mở, thông thoáng; các cơ hội đầu tư cụ thể… Là cơ hội cho các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh vào tỉnh Kiên Giang.
Tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho sáu dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: thủy sản, du lịch sinh thái, chế biến lương thực, xây dựng… Cũng tại hội nghị, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện ký 10 hợp đồng tín dụng với tổng mức đầu tư trên 11.400 tỷ đồng, trong đó vốn vay BIDV là 4.110 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Kiên Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Nằm trong địa bàn động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ, v ới vị thế là cửa ngõ ở phía Tây Nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. Đồng thời Kiên Giang còn có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế phong phú, đa dạng: nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Kiên Giang cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Trung ương và các địa phương liên quan tập trung làm tốt công tác qui hoạch phát triển, trên cơ sở đó, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, phải huy động được nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Có chính sách phù hợp, tạo ra những đột phá để sớm đưa Kiên Giang trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại gắn với nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và chủ quyền lãnh thổ .
Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ , đổi mới và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Kiên Giang chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Có giải pháp và kế hoạch triển khai phù hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với các tỉnh của Campuchia. Chú trọng phát triển kinh tế biên mậu. Xây dựng Hà Tiên trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vành đai kinh tế ven biển nối Kiên Giang với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nối Kiên Giang với Kampot (Campuchia), thúc đẩy mạnh mẽ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Campuchia và các nước ASEAN để tăng cường hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi, cùng phát triển./.
Thiện Thuật (TTXVN)