Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ ba, sáng 1/6, các đại biểu đã thảo luận ở tổ về dự án Luật dự trữ quốc gia và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Nhiều nội dung liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế như nghĩa vụ của người nộp thuế trong ứng dụng công nghệ thông tin; nguyên tắc ấn định thuế; xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế; xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn... đã được các đại biểu quan tâm thảo luận.
Đặc biệt là vấn đề xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, nhiều đại biểu cho rằng trong lúc các doanh nghiệp còn đang hết sức khó khăn mà chỉ vì những sai sót rất có thể xảy ra lại phải chịu mức phạt lên đến 40% là quá cao.
Luật hiện hành quy định mức tiền chậm nộp là 0,05%, nếu quy ra một năm cũng đã là 18%, so với lãi suất ngân hàng hiện nay là rất cao.
Các đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) băn khoăn về căn cứ để dự thảo Luật sửa đổi nâng mức tiền chậm nộp từ 0,05% lên 0,07%; phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Các đại biểu đề nghị dự thảo Luật giữ nguyên các mức phạt như Luật hiện hành. Chúng ta nên xem xét lại mức xử phạt đối với hành vi khai sai, đề nghị giữ nguyên mức hiện hành - đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất.
Đại biểu cho rằng Luật hiện hành quy định mức phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, dự thảo sửa đổi nâng lên là 20% nhằm mục đích răn đe nhưng mức phạt 20% đó cộng với số tiền chậm nộp là quá cao vì đây là hành vi sai sót chứ không phải hành vi không trung thực.
Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực tất cả các nghiệp vụ phát sinh trên lĩnh vực thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến bị tăng số tiền nộp thuế là không đáng.
Trong lúc doanh nghiệp đang hết sức khó khăn như hiện nay, họ cũng không muốn bị chậm nhưng trong việc tác nghiệp của kế toán hoàn toàn có khả năng xảy ra sai sót, nhầm lẫn... Nếu như trong trường hợp chia theo tỷ lệ, số phạt này tăng lên khoảng 40% nữa. Vì việc sai sót mà mức phạt tăng lên như vậy thì cao quá - đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường nói.
Cũng cùng quan điểm không đồng tình, đại biểu Nguyễn Minh Quang nêu bản thân doanh nghiệp cũng không mong muốn việc chậm thuế, để cơ quan thuế phải xử phạt mình, nhưng có những lúc khó khăn, doanh nghiệp rơi vào thế cực chẳng đã. Đơn cử như những doanh nghiệp xây dựng, đến thời điểm cuối năm phải quyết toán, thực tế tiền chủ đầu tư chưa trả cho nhà thầu nhưng doanh nghiệp vẫn phải báo là doanh thu và vì thế doanh nghiệp vẫn phải tự động nộp 10% thuế VAT. Điều này khiến doanh nghiệp phải đôn đáo huy động từ nhiều nguồn để có được số tiền đó.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường, trong lúc doanh nghiệp còn khó khăn, chế độ chính sách hỗ trợ thuế là một trong những việc mà các cơ quan nhà nước cần phải quan tâm.
Xử phạt không phải là một trong những biện pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm người nộp thuế mà cần nâng cao bằng cách phối hợp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế thông qua việc mở các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp để tránh nhầm lẫn, sai sót.
Đại biểu cũng cho rằng vốn là vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự thảo Luật quy định nếu được hoàn thuế thì 40 ngày sau mới được hoàn là quá dài, không có lý do gì giữ đến 40 ngày mới hoàn thuế cho doanh nghiệp, cần quy định hoàn thuế sớm, rút ngắn thời gian xuống còn 15 ngày để giảm bớt lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp.
Các đại biểu cũng thảo luận các vấn đề về tiêu chí quản lý rủi ro, hoạch định kế hoạch kiểm tra thuế, quản lý thuế, ngăn chặn hành vi chuyển giá giữa các doanh nghiệp, quy định điều kiện hồ sơ đăng ký thuế theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính…
Đại biểu Nguyễn Đức Hiền (Nghệ An) đề nghị dự thảo Luật có cơ chế khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý thuế, quản lý thuế phải gắn với cải cách chính sách thuế, công khai, minh bạch trong phân bổ nguồn thu ngân sách từ thuế, tăng cường công tác giám sát quản lý thuế.
Thảo luận về một số nội dung của Luật dự trữ quốc gia, các đại biểu cho rằng mục tiêu quy định trong dự thảo Luật khá rộng so với nguồn lực dự trữ quốc gia, cần xem xét thu hẹp mục tiêu sử dụng dựa trên cơ sở cân đối nguồn lực, bảo đảm phù hợp với bản chất dự trữ quốc gia, tránh dàn trải. Nguồn lực dự trữ quốc gia chỉ được sử dụng trong trường hợp đột xuất, cấp bách, bất khả kháng, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, đời sống, an ninh, quốc phòng, với phạm vi rộng mang tính vùng, miền, quốc gia.
Nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay khi tiềm lực ngân sách nhà nước có hạn, để tăng cường sức mạnh dự trữ quốc gia, cần phải có quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý để xã hội hóa, khuyến khích, động viên sự đóng góp của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động dự trữ quốc gia. Dự thảo Luật cần quy định mang tính nguyên tắc để tạo cơ chế mở, khuyến khích các nguồn lực khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.
Chính phủ nên quy định thêm những tỉnh, thành có điều kiện tham gia vào hoạt động dự trữ quốc gia - đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) đề nghị. Đại biểu cho rằng cũng nên quy định khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ gia đình tham gia hoạt động dự trữ quốc gia. Cũng theo đại biểu, ngoài dự trữ vật tư hàng hóa, cần dự trữ vàng để xử lý tình huống và dự trữ vật tư công nghiệp, một số loại khoáng sản đặc biệt quan trọng hỗ trợ phát triển những ngành xương sống của đất nước.
Chung mối quan tâm về nguồn hình thành dự trữ quốc gia, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đề xuất dự thảo Luật quy định theo hướng mở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cán nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia với những đóng góp nhất định. Một số nội dung như vấn đề hàng hóa, vật tư thuộc phạm vi điều chỉnh, tổ chức dự trữ, tổng mức dự trữ, danh mục hàng, mua, bán hàng dự trữ quốc gia… cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận./.
Nhiều nội dung liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế như nghĩa vụ của người nộp thuế trong ứng dụng công nghệ thông tin; nguyên tắc ấn định thuế; xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế; xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn... đã được các đại biểu quan tâm thảo luận.
Đặc biệt là vấn đề xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, nhiều đại biểu cho rằng trong lúc các doanh nghiệp còn đang hết sức khó khăn mà chỉ vì những sai sót rất có thể xảy ra lại phải chịu mức phạt lên đến 40% là quá cao.
Luật hiện hành quy định mức tiền chậm nộp là 0,05%, nếu quy ra một năm cũng đã là 18%, so với lãi suất ngân hàng hiện nay là rất cao.
Các đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) băn khoăn về căn cứ để dự thảo Luật sửa đổi nâng mức tiền chậm nộp từ 0,05% lên 0,07%; phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Các đại biểu đề nghị dự thảo Luật giữ nguyên các mức phạt như Luật hiện hành. Chúng ta nên xem xét lại mức xử phạt đối với hành vi khai sai, đề nghị giữ nguyên mức hiện hành - đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất.
Đại biểu cho rằng Luật hiện hành quy định mức phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, dự thảo sửa đổi nâng lên là 20% nhằm mục đích răn đe nhưng mức phạt 20% đó cộng với số tiền chậm nộp là quá cao vì đây là hành vi sai sót chứ không phải hành vi không trung thực.
Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực tất cả các nghiệp vụ phát sinh trên lĩnh vực thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến bị tăng số tiền nộp thuế là không đáng.
Trong lúc doanh nghiệp đang hết sức khó khăn như hiện nay, họ cũng không muốn bị chậm nhưng trong việc tác nghiệp của kế toán hoàn toàn có khả năng xảy ra sai sót, nhầm lẫn... Nếu như trong trường hợp chia theo tỷ lệ, số phạt này tăng lên khoảng 40% nữa. Vì việc sai sót mà mức phạt tăng lên như vậy thì cao quá - đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường nói.
Cũng cùng quan điểm không đồng tình, đại biểu Nguyễn Minh Quang nêu bản thân doanh nghiệp cũng không mong muốn việc chậm thuế, để cơ quan thuế phải xử phạt mình, nhưng có những lúc khó khăn, doanh nghiệp rơi vào thế cực chẳng đã. Đơn cử như những doanh nghiệp xây dựng, đến thời điểm cuối năm phải quyết toán, thực tế tiền chủ đầu tư chưa trả cho nhà thầu nhưng doanh nghiệp vẫn phải báo là doanh thu và vì thế doanh nghiệp vẫn phải tự động nộp 10% thuế VAT. Điều này khiến doanh nghiệp phải đôn đáo huy động từ nhiều nguồn để có được số tiền đó.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường, trong lúc doanh nghiệp còn khó khăn, chế độ chính sách hỗ trợ thuế là một trong những việc mà các cơ quan nhà nước cần phải quan tâm.
Xử phạt không phải là một trong những biện pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm người nộp thuế mà cần nâng cao bằng cách phối hợp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế thông qua việc mở các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp để tránh nhầm lẫn, sai sót.
Đại biểu cũng cho rằng vốn là vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự thảo Luật quy định nếu được hoàn thuế thì 40 ngày sau mới được hoàn là quá dài, không có lý do gì giữ đến 40 ngày mới hoàn thuế cho doanh nghiệp, cần quy định hoàn thuế sớm, rút ngắn thời gian xuống còn 15 ngày để giảm bớt lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp.
Các đại biểu cũng thảo luận các vấn đề về tiêu chí quản lý rủi ro, hoạch định kế hoạch kiểm tra thuế, quản lý thuế, ngăn chặn hành vi chuyển giá giữa các doanh nghiệp, quy định điều kiện hồ sơ đăng ký thuế theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính…
Đại biểu Nguyễn Đức Hiền (Nghệ An) đề nghị dự thảo Luật có cơ chế khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý thuế, quản lý thuế phải gắn với cải cách chính sách thuế, công khai, minh bạch trong phân bổ nguồn thu ngân sách từ thuế, tăng cường công tác giám sát quản lý thuế.
Thảo luận về một số nội dung của Luật dự trữ quốc gia, các đại biểu cho rằng mục tiêu quy định trong dự thảo Luật khá rộng so với nguồn lực dự trữ quốc gia, cần xem xét thu hẹp mục tiêu sử dụng dựa trên cơ sở cân đối nguồn lực, bảo đảm phù hợp với bản chất dự trữ quốc gia, tránh dàn trải. Nguồn lực dự trữ quốc gia chỉ được sử dụng trong trường hợp đột xuất, cấp bách, bất khả kháng, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, đời sống, an ninh, quốc phòng, với phạm vi rộng mang tính vùng, miền, quốc gia.
Nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay khi tiềm lực ngân sách nhà nước có hạn, để tăng cường sức mạnh dự trữ quốc gia, cần phải có quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý để xã hội hóa, khuyến khích, động viên sự đóng góp của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động dự trữ quốc gia. Dự thảo Luật cần quy định mang tính nguyên tắc để tạo cơ chế mở, khuyến khích các nguồn lực khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.
Chính phủ nên quy định thêm những tỉnh, thành có điều kiện tham gia vào hoạt động dự trữ quốc gia - đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) đề nghị. Đại biểu cho rằng cũng nên quy định khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ gia đình tham gia hoạt động dự trữ quốc gia. Cũng theo đại biểu, ngoài dự trữ vật tư hàng hóa, cần dự trữ vàng để xử lý tình huống và dự trữ vật tư công nghiệp, một số loại khoáng sản đặc biệt quan trọng hỗ trợ phát triển những ngành xương sống của đất nước.
Chung mối quan tâm về nguồn hình thành dự trữ quốc gia, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đề xuất dự thảo Luật quy định theo hướng mở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cán nhân tham gia hoạt động dự trữ quốc gia với những đóng góp nhất định. Một số nội dung như vấn đề hàng hóa, vật tư thuộc phạm vi điều chỉnh, tổ chức dự trữ, tổng mức dự trữ, danh mục hàng, mua, bán hàng dự trữ quốc gia… cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)