Iran thừa nhận kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước này đã giảm mạnh, song phủ nhận nguyên nhân liên quan tới việc phương Tây siết chặt các biện pháp đối với ngành công nghiệp dầu mỏ nước này.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở thủ đô Mátxcơva (Nga) ngày 27/6, Giám đốc điều hành phụ trách nghiên cứu và công nghệ thuộc Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC), ông Mohammad Ali Emadi, thừa nhận kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã sụt giảm 20% đến 30%, từ 2,2 triệu USD thùng/ngày xuống còn 1,54 triệu-1,76 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, ông Emadi nhấn mạnh nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các mỏ dầu của Iran đang trong quá trình bảo trì và việc sản xuất dầu thô đang trong giai đoạn tinh chế chứ không phải do tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Cũng theo quan chức này, Iran đang nỗ lực đàm phán với giới chức Pakistan và Ấn Độ nhằm tăng lượng khí đốt xuất khẩu để bù đắp cho lượng dầu mỏ xuất khẩu đang sụt giảm.
Trước đó, ngày 25/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua quyết định áp dụng đầy đủ lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran có hiệu lực từ 1/7 nhằm ngăn ngừa khả năng nước này phát triển vũ khí hạt nhân.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/6 cũng đã thông báo nước này sẽ ngừng nhập khẩu dầu thô của Iran từ ngày 1/7 tới theo lệnh cấm trên. Thay vào đó, quốc gia này sẽ nhập khẩu nguồn dầu của Iraq, Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất. Như vậy, Hàn Quốc là khách hàng lớn đầu tiên của Iran tại châu Á chính thức ngừng nhập khẩu dầu mỏ của quốc gia Hồi giáo này.
Trong khi đó, các khách hàng lớn tại châu Á của Iran là Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cho phép Iran tiếp tục giao dầu từ sau ngày 1/7.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 27/6, Đại sứ Iran tại Hàn Quốc Ahmad Masumifar cho biết nước ông có thể tạm ngừng nhập khẩu tất cả hàng hóa của Hàn Quốc để phản đối quyết định của Seoul cấm nhập khẩu dầu của Iran.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Yonhap, Đại sứ Masumifar nêu rõ quyết định của Xơun sẽ gây ra "những trở ngại nghiêm trọng" cho các doanh nghiệp Hàn Quốc xuất khẩu hàng hóa sang nước ông./.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở thủ đô Mátxcơva (Nga) ngày 27/6, Giám đốc điều hành phụ trách nghiên cứu và công nghệ thuộc Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC), ông Mohammad Ali Emadi, thừa nhận kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã sụt giảm 20% đến 30%, từ 2,2 triệu USD thùng/ngày xuống còn 1,54 triệu-1,76 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, ông Emadi nhấn mạnh nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các mỏ dầu của Iran đang trong quá trình bảo trì và việc sản xuất dầu thô đang trong giai đoạn tinh chế chứ không phải do tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Cũng theo quan chức này, Iran đang nỗ lực đàm phán với giới chức Pakistan và Ấn Độ nhằm tăng lượng khí đốt xuất khẩu để bù đắp cho lượng dầu mỏ xuất khẩu đang sụt giảm.
Trước đó, ngày 25/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua quyết định áp dụng đầy đủ lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran có hiệu lực từ 1/7 nhằm ngăn ngừa khả năng nước này phát triển vũ khí hạt nhân.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/6 cũng đã thông báo nước này sẽ ngừng nhập khẩu dầu thô của Iran từ ngày 1/7 tới theo lệnh cấm trên. Thay vào đó, quốc gia này sẽ nhập khẩu nguồn dầu của Iraq, Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất. Như vậy, Hàn Quốc là khách hàng lớn đầu tiên của Iran tại châu Á chính thức ngừng nhập khẩu dầu mỏ của quốc gia Hồi giáo này.
Trong khi đó, các khách hàng lớn tại châu Á của Iran là Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cho phép Iran tiếp tục giao dầu từ sau ngày 1/7.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 27/6, Đại sứ Iran tại Hàn Quốc Ahmad Masumifar cho biết nước ông có thể tạm ngừng nhập khẩu tất cả hàng hóa của Hàn Quốc để phản đối quyết định của Seoul cấm nhập khẩu dầu của Iran.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Yonhap, Đại sứ Masumifar nêu rõ quyết định của Xơun sẽ gây ra "những trở ngại nghiêm trọng" cho các doanh nghiệp Hàn Quốc xuất khẩu hàng hóa sang nước ông./.
(TTXVN)