Ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp".
Hội thảo quốc tế này nhằm chia sẻ kinh nghiệm, từ đó tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thảm họa cho ngành giáo dục Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp, thông qua việc nâng cao hiệu quả điều phối và năng lực của ngành nhằm đảm bảo duy trì học tập, đảm bảo chất lượng giáo dục trong những trường hợp xảy ra thảm họa.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thiên tai. Tác động của các tình trạng khẩn cấp và thiên tai đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, người thiểu số và khuyết tật. Tăng cường giáo dục trong tình trạng khẩn cấp để phòng chống, thích ứng và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ chiến lược của các quốc gia.
Ngành Giáo dục Việt Nam với đội ngũ đông đảo gần 30 triệu người, nếu được trang bị hiểu biết, kiến thức sẽ trở thành lực lượng hùng hậu nhất, xung kích nhất trong việc thực hiện chiến lược phòng chống, thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản luật liên quan, đồng thời triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc thực hiện chiến lược giảm thiểu rủi ro, phòng và chống thiên tai cũng như biến đổi khí hậu; phối hợp chặt chẽ với UNICEF, Liên minh giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (NIEE), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... để tiến tới mục tiêu: Xây dựng, đề xuất các tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu; Xây dựng bộ công cụ đánh giá và thí điểm tại các trường cũng như Chương trình tập huấn hiệu trưởng để giải quyết và lồng ghép công tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu vào các hoạt động nhà trường.
“Dự án Giáo dục trong các tình trạng khẩn cấp cho Việt Nam” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam thực hiện thí điểm trong năm 2010-2011. Dự án với mục tiêu tăng cường công tác ứng phó với các tình trạng khẩn cấp, thiên tai, biến đổi khí hậu và các thách thức phát triển bền vững thông qua giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Bà Lori Henniger, Trưởng NIEE tại Việt Nam cho biết: NIEE muốn cùng phía Việt Nam xây dựng dự án, đóng góp vào công tác giáo dục về giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam. Hiệu quả của dự án hiện chưa thể đánh giá được kết quả cụ thể, song nguyên tắc chủ đạo là làm sao để ứng phó có hiệu quả nhất với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Từ năm 2011 đến 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đảm bảo lồng ghép các hoạt động liên quan đến chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai vào chiến lược 10 năm của Chính phủ, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành giáo dục. Bộ sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự phòng khẩn cấp và giáo dục trong trường hợp khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục cấp Trung ương, bao gồm việc xây dựng và phát triển tài liệu Quốc gia chuẩn về nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh./.
Hội thảo quốc tế này nhằm chia sẻ kinh nghiệm, từ đó tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thảm họa cho ngành giáo dục Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp, thông qua việc nâng cao hiệu quả điều phối và năng lực của ngành nhằm đảm bảo duy trì học tập, đảm bảo chất lượng giáo dục trong những trường hợp xảy ra thảm họa.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thiên tai. Tác động của các tình trạng khẩn cấp và thiên tai đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, người thiểu số và khuyết tật. Tăng cường giáo dục trong tình trạng khẩn cấp để phòng chống, thích ứng và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ chiến lược của các quốc gia.
Ngành Giáo dục Việt Nam với đội ngũ đông đảo gần 30 triệu người, nếu được trang bị hiểu biết, kiến thức sẽ trở thành lực lượng hùng hậu nhất, xung kích nhất trong việc thực hiện chiến lược phòng chống, thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản luật liên quan, đồng thời triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc thực hiện chiến lược giảm thiểu rủi ro, phòng và chống thiên tai cũng như biến đổi khí hậu; phối hợp chặt chẽ với UNICEF, Liên minh giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (NIEE), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... để tiến tới mục tiêu: Xây dựng, đề xuất các tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu; Xây dựng bộ công cụ đánh giá và thí điểm tại các trường cũng như Chương trình tập huấn hiệu trưởng để giải quyết và lồng ghép công tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu vào các hoạt động nhà trường.
“Dự án Giáo dục trong các tình trạng khẩn cấp cho Việt Nam” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam thực hiện thí điểm trong năm 2010-2011. Dự án với mục tiêu tăng cường công tác ứng phó với các tình trạng khẩn cấp, thiên tai, biến đổi khí hậu và các thách thức phát triển bền vững thông qua giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Bà Lori Henniger, Trưởng NIEE tại Việt Nam cho biết: NIEE muốn cùng phía Việt Nam xây dựng dự án, đóng góp vào công tác giáo dục về giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam. Hiệu quả của dự án hiện chưa thể đánh giá được kết quả cụ thể, song nguyên tắc chủ đạo là làm sao để ứng phó có hiệu quả nhất với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Từ năm 2011 đến 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đảm bảo lồng ghép các hoạt động liên quan đến chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai vào chiến lược 10 năm của Chính phủ, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành giáo dục. Bộ sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự phòng khẩn cấp và giáo dục trong trường hợp khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục cấp Trung ương, bao gồm việc xây dựng và phát triển tài liệu Quốc gia chuẩn về nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh./.
Việt Anh (TTXVN/Vietnam+)