Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel 4 News (Anh) ngày 20/9, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Mervyn King cho biết kinh tế nước này đã có dấu hiệu phục hồi, song vẫn cảnh báo quá trình phục hồi sẽ chậm chạp do cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro vẫn như "một đám mây đen" bao trùm lên nền kinh tế Anh.
Bị tác động bởi kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ liên minh của Thủ tướng David Cameron và cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro, Anh đã rơi vào suy thoái trong quý 1 và càng lún sâu hơn vào vũng lầy suy thoái trong quý 2.
Theo Thống đốc Kinh, quá trình phục hồi của Anh phụ thuộc vào cách thức xử lý cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro, vốn vẫn đang như một "đám mây đen bất ổn" đe dọa lan rộng thêm. Ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro phải quyết định tương lai của liên minh tiền tệ này.
Thống đốc Kinh cũng cảnh báo sự tăng trưởng chậm chạp ở các nước khác có thể sẽ kìm hãm quá trình phục hồi kinh tế Anh. Ông cho biết Anh có thể phải chấp nhận không đạt chỉ tiêu về cắt giảm nợ công vào năm 2015 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Cùng ngày, Chính phủ Italy đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này do sự suy giảm trong môi trường quốc tế. Theo đó, kinh tế Italy sẽ giảm 2,4% năm 2012 và 0,2% năm 2013, tuy nhiên, chính phủ sẽ vẫn duy trì cam kết về cân bằng ngân sách vào năm tới mà Chính phủ của ông Silvio Berlusconi đưa ra.
Trước đó, trong một báo cáo đưa ra hồi tháng 4, Chính phủ Italy đã dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ giảm 1,2% trong năm 2012 và tăng 0,5% năm 2013.
Báo cáo mới đưa ra ngày 20/9 dự báo kinh tế Italy sẽ tăng trưởng 1,1% năm 2014 và 1,3% năm 2015 nhờ nhu cầu trong nước và nước ngoài gia tăng cộng với những tác động tích cực của một ngân sách cân bằng, việc giảm nợ và những cải cách cơ cấu trong toàn bộ nền kinh tế Italy.
Cũng trong ngày 20/9, Thụy Điển dự báo thâm hụt trong khu vực nhà nước sẽ là 0,6% GDP trong năm 2013 sau khi chính phủ đưa ra dự luật ngân sách mở rộng hôm 20/9 và giữ nguyên đánh giá triển vọng tăng trưởng mạnh bất chấp cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro.
Chính phủ Thụy Điển cũng thông báo kế hoạch cải cách trị giá 22,7 tỷ cuaron (3,47 tỷ USD) nhằm kích thích tăng trưởng và việc làm trong năm tới, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển cũng như các chương trình cải thiện cơ hội việc làm cho thanh niên. Các số liệu chính thức công bố tuần trước cho thấy kinh tế Thụy Điển sẽ yếu hơn nhiều trong quý 2 so với dự báo trước đó, với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,7% thay vì mức 1,4% như dự báo trước đó./.
Bị tác động bởi kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ liên minh của Thủ tướng David Cameron và cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro, Anh đã rơi vào suy thoái trong quý 1 và càng lún sâu hơn vào vũng lầy suy thoái trong quý 2.
Theo Thống đốc Kinh, quá trình phục hồi của Anh phụ thuộc vào cách thức xử lý cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro, vốn vẫn đang như một "đám mây đen bất ổn" đe dọa lan rộng thêm. Ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro phải quyết định tương lai của liên minh tiền tệ này.
Thống đốc Kinh cũng cảnh báo sự tăng trưởng chậm chạp ở các nước khác có thể sẽ kìm hãm quá trình phục hồi kinh tế Anh. Ông cho biết Anh có thể phải chấp nhận không đạt chỉ tiêu về cắt giảm nợ công vào năm 2015 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Cùng ngày, Chính phủ Italy đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này do sự suy giảm trong môi trường quốc tế. Theo đó, kinh tế Italy sẽ giảm 2,4% năm 2012 và 0,2% năm 2013, tuy nhiên, chính phủ sẽ vẫn duy trì cam kết về cân bằng ngân sách vào năm tới mà Chính phủ của ông Silvio Berlusconi đưa ra.
Trước đó, trong một báo cáo đưa ra hồi tháng 4, Chính phủ Italy đã dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ giảm 1,2% trong năm 2012 và tăng 0,5% năm 2013.
Báo cáo mới đưa ra ngày 20/9 dự báo kinh tế Italy sẽ tăng trưởng 1,1% năm 2014 và 1,3% năm 2015 nhờ nhu cầu trong nước và nước ngoài gia tăng cộng với những tác động tích cực của một ngân sách cân bằng, việc giảm nợ và những cải cách cơ cấu trong toàn bộ nền kinh tế Italy.
Cũng trong ngày 20/9, Thụy Điển dự báo thâm hụt trong khu vực nhà nước sẽ là 0,6% GDP trong năm 2013 sau khi chính phủ đưa ra dự luật ngân sách mở rộng hôm 20/9 và giữ nguyên đánh giá triển vọng tăng trưởng mạnh bất chấp cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro.
Chính phủ Thụy Điển cũng thông báo kế hoạch cải cách trị giá 22,7 tỷ cuaron (3,47 tỷ USD) nhằm kích thích tăng trưởng và việc làm trong năm tới, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển cũng như các chương trình cải thiện cơ hội việc làm cho thanh niên. Các số liệu chính thức công bố tuần trước cho thấy kinh tế Thụy Điển sẽ yếu hơn nhiều trong quý 2 so với dự báo trước đó, với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,7% thay vì mức 1,4% như dự báo trước đó./.
(TTXVN)