Kinh tế có dấu hiệu triển vọng vào nửa sau của năm

“Triển vọng kinh tế năm 2013 sẽ không có nhiều đột biến so với năm 2012, tuy nhiên có thể nền kinh tế sẽ đạt những dấu hiệu sáng hơn vào nửa sau của năm,” đây là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR tại hội thảo "Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Theo Tiến sĩ Thành, các chính sách điều hành kinh tế vẫn phụ thuộc vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường.
“Triển vọng kinh tế năm 2013 sẽ không có nhiều đột biến so với năm 2012, tuy nhiên có thể nền kinh tế sẽ đạt những dấu hiệu sáng hơn vào nửa sau của năm,” đây là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR tại hội thảo "Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Theo Tiến sĩ Thành, các chính sách điều hành kinh tế vẫn phụ thuộc vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường.

Trong khi, lạm phát tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào những diễn biến khóa dự báo của giá lương thực, thực phẩm, lạm phát lõi và ảnh hưởng trễ của chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2012. Do đó mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6% là khá mong manh.

Bên cạnh đó, cải cách doanh nghiệp Nhà nước sẽ được triển khai trong năm nhưng chưa có các cơ chế giám sát cụ thể, như phân công phân cấp việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm và đề án cụ thể để xử lý nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước, nên khó có thể hiệu quả trong năm 2013.

Môi trường kinh doanh và đầu tư chưa được cải thiện nhiều cũng đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải thay đổi theo hướng tích cực.

Tiến sĩ Lê Viết Hồ cho rằng, nông nghiệp và nông thôn đang trở thành điểm sáng, đóng góp lành mạnh và tích cực vào khu vực xuất khấu. Mặc dù nhiều công bố gần đây cho thấy những tín hiệu sáng hơn trong nền kinh tế, song tình hình nợ xấu, doanh nghiệp trì trệ vẫn rất đáng lo ngại bởi các giải pháp xử lý vẫn chỉ mang tính chất tình thế.

“Năm 2013, tái cơ cấu phải là nhiệm vụ số một trong năm 2013, các khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công cần phải làm quyết liệt hơn nữa. Chỉ khi giải quyết được nợ xấu và kiềm chế lạm phát thì mới kích thích tăng trưởng đồng thời làm cho các nhân tố kinh tế mới được hình thành. Chúng ta đã nói rất nhiều về việc thay đổi quản trị và công nghệ song vẫn chưa làm được…,” Tiến sĩ Hồ nói.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra một số gợi ý chính sách trong năm 2013, nền kinh tế đòi hỏi các chính sách điều hành cần những nỗ lực hơn nữa trong việc giảm lãi suất, cung ứng tín dụng ổn định, chính sách tỷ giá cần phải linh hoạt hơn nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đẩy mạnh bán hàng và xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh.

Thêm vào đó, việc cải cải thể chế kinh tế cần phải có lộ trình cụ thể  đồng thời giảm mệnh lệnh hành chính, thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiệu lực để đưa Việt Nam thăng hạng về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

VEPR đã đưa ra dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2013 sẽ tăng cao hơn so với năm 2012 và ở mức 5,2 – 5,3%./.

Linh Chi (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục