Hoạt động xuất khẩu của Đức trong tháng 9/2012 đã sụt giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2011, do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa suy giảm tại các đối tác thương mại của nước này, nhất là tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện đang phải “vật lộn” với cơn bão nợ công kéo dài.
Trong khi nhập khẩu của Đức cũng suy giảm đáng kể, bằng chứng thêm nữa cho thấy cuộc khủng hoảng ở châu Âu đang tác động mạnh đến nền kinh tế lớn nhất Eurozone.
Theo Cục Thống kê Liên bang Đức, trong tháng Chín vừa qua, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước này giảm lần lượt 2,5% và 1,6% so với tháng 8/2012, mạnh hơn mức dự báo giảm 1,5% và 0,1% mà hãng tin Reuters đã đưa ra.
Thặng dư thương mại của Đức trong tháng trên cũng giảm từ 18,1 tỷ euro xuống còn 17 tỷ euro.
Thông tin trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nước Đức vừa đón nhận một loạt các số liệu kinh tế đáng thất vọng như lòng tin doanh nghiệp và hoạt động của khu vực tư nhân đồng loạt suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, trong khi lượng đơn đặt hàng công nghiệp lại bất ngờ sụt mạnh nhất trong vòng một năm qua.
Nền kinh tế “đầu tàu” của châu Âu bắt đầu cảm nhận được những tác động tiêu cực từ tình hình khó khăn chung hiện tại, khi mà nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên toàn thế giới đang có xu hướng chậm lại và tình trạng bất ổn kinh tế-chính trị tại nhiều khu vực làm nản lòng giới đầu tư. Nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Đức có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong quý 4/2012 .
Các số liệu mới nhất chứng tỏ rằng sức tiêu thụ từ châu Á không còn đủ mạnh để giúp nền kinh tế hướng nhiều vào xuất khẩu của Đức tránh khỏi nguy cơ giảm tốc, khi mà một loạt các tập đoàn công nghiệp lớn của nước này buộc phải tuyên bố cắt giảm sản lượng chế tạo và nhân công, cũng như hạ mức dự báo về triển vọng kinh doanh trong năm 2012.
Ngay cả ngành công nghiệp sản xuất ô tô, vốn được coi là thế mạnh của Đức, cũng bắt đầu có dấu hiệu "hụt hơi".
Tuy nhiên, Bộ Kinh tế Đức nhận định rằng đây chỉ là hiện tượng mang tính chất tạm thời, do cuộc khủng hoảng nợ công ở “lục địa già” gây ra.
Ông Christian Schulz, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Berenberg Bank (Đức) nói rằng, xét về cơ bản, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước Đức vẫn còn khá mạnh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn nằm gần mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Ngoài ra, mức lương tối thiểu của lao động cũng vừa được tăng lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua./.
Trong khi nhập khẩu của Đức cũng suy giảm đáng kể, bằng chứng thêm nữa cho thấy cuộc khủng hoảng ở châu Âu đang tác động mạnh đến nền kinh tế lớn nhất Eurozone.
Theo Cục Thống kê Liên bang Đức, trong tháng Chín vừa qua, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước này giảm lần lượt 2,5% và 1,6% so với tháng 8/2012, mạnh hơn mức dự báo giảm 1,5% và 0,1% mà hãng tin Reuters đã đưa ra.
Thặng dư thương mại của Đức trong tháng trên cũng giảm từ 18,1 tỷ euro xuống còn 17 tỷ euro.
Thông tin trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nước Đức vừa đón nhận một loạt các số liệu kinh tế đáng thất vọng như lòng tin doanh nghiệp và hoạt động của khu vực tư nhân đồng loạt suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, trong khi lượng đơn đặt hàng công nghiệp lại bất ngờ sụt mạnh nhất trong vòng một năm qua.
Nền kinh tế “đầu tàu” của châu Âu bắt đầu cảm nhận được những tác động tiêu cực từ tình hình khó khăn chung hiện tại, khi mà nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên toàn thế giới đang có xu hướng chậm lại và tình trạng bất ổn kinh tế-chính trị tại nhiều khu vực làm nản lòng giới đầu tư. Nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Đức có thể sẽ tiếp tục suy giảm trong quý 4/2012 .
Các số liệu mới nhất chứng tỏ rằng sức tiêu thụ từ châu Á không còn đủ mạnh để giúp nền kinh tế hướng nhiều vào xuất khẩu của Đức tránh khỏi nguy cơ giảm tốc, khi mà một loạt các tập đoàn công nghiệp lớn của nước này buộc phải tuyên bố cắt giảm sản lượng chế tạo và nhân công, cũng như hạ mức dự báo về triển vọng kinh doanh trong năm 2012.
Ngay cả ngành công nghiệp sản xuất ô tô, vốn được coi là thế mạnh của Đức, cũng bắt đầu có dấu hiệu "hụt hơi".
Tuy nhiên, Bộ Kinh tế Đức nhận định rằng đây chỉ là hiện tượng mang tính chất tạm thời, do cuộc khủng hoảng nợ công ở “lục địa già” gây ra.
Ông Christian Schulz, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Berenberg Bank (Đức) nói rằng, xét về cơ bản, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước Đức vẫn còn khá mạnh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn nằm gần mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Ngoài ra, mức lương tối thiểu của lao động cũng vừa được tăng lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua./.
Minh Trang (TTXVN)