Kết quả khảo sát đối với hàng nghìn doanh nghiệp ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) mà Markit mới công bố cho thấy suy thoái kinh tế ở khu vực này đã dịu bớt vào cuối quý 2 vừa qua và nền kinh tế có thể sẽ tăng trưởng trở lại trong nửa cuối năm nay.
Theo Markit, Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tổng hợp cuối cùng trong tháng Sáu của Eurozone tăng từ 47,7 điểm trong tháng Năm lên 48,7 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 3/2012 và là tháng tăng thứ ba liên tiếp. Mặc dù vẫn dưới ngưỡng tăng trưởng là 50, song số liệu PMI mới nhất đã cải thiện đáng kể so với các mức thấp trong mùa Thu năm ngoái. Các số liệu về PMI được cho là phù hợp với việc kinh tế Eurozone suy giảm 0,2% trong quý 2 vừa qua.
Theo nhà kinh tế trưởng của Markit, Chris Williamson, suy thoái kinh tế ở Eurozone đã kéo dài sang quý thứ 7, song có cơ sở thuyết phục để tin rằng kinh tế khu vực này đang ổn định dần và sẽ tăng trưởng trở lại trong thời gian còn lại của năm nay.
Ông cho rằng điều đáng khích lệ nhất là kinh tế Tây Ban Nha giảm với nhịp độ chậm nhất trong hai năm, hoạt động kinh doanh ở Italy giảm ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2011 và hoạt động kinh tế ở Pháp cũng giảm ít nhất kể từ tháng 8/2012. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng khi mức tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu là Đức vẫn thấp, sự phục hồi kinh tế của khu vực sẽ vẫn yếu cho đến khi lòng tin kinh doanh được cải thiện hơn nữa và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức kỷ lục 12,1% hiện nay.
Trong khi đó, làn sóng bất ổn chính trị ở Bồ Đào Nha và mối lo ngại mới về Hy Lạp nhắc nhở rằng cuộc khủng hoảng nợ đã lắng xuống trong 10 tháng qua rất dễ bùng trở lại. Việc hai bộ trưởng ở Bồ Đào Nha mới từ chức đã dẫn tới làn sóng bán tháo trái phiếu chính phủ của nước này, đẩy lãi suất lên trên 8,1% lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012 và cũng kéo chi phí vay mượn của Tây Ban Nha và Italy tăng mạnh.
Trong khi đó, bộ ba chủ nợ quốc tế - gồm Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - vừa cho biết cuộc đàm phán về kế hoạch giải ngân khoản vay tiếp theo cho Hy Lạp có thể hoãn đến tháng Chín tới, do nước này chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện được đặt ra.
Trong bối cảnh đó, dù không cho rằng ECB sẽ thông báo bất kỳ thay đổi lớn nào khi họp bàn chính sách tiền tệ trong ngày 4/7, song các nhà kinh tế nhận định nếu cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng thì ngân hàng này sẽ buộc phải hành động trong những tháng tới./.
Theo Markit, Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tổng hợp cuối cùng trong tháng Sáu của Eurozone tăng từ 47,7 điểm trong tháng Năm lên 48,7 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 3/2012 và là tháng tăng thứ ba liên tiếp. Mặc dù vẫn dưới ngưỡng tăng trưởng là 50, song số liệu PMI mới nhất đã cải thiện đáng kể so với các mức thấp trong mùa Thu năm ngoái. Các số liệu về PMI được cho là phù hợp với việc kinh tế Eurozone suy giảm 0,2% trong quý 2 vừa qua.
Theo nhà kinh tế trưởng của Markit, Chris Williamson, suy thoái kinh tế ở Eurozone đã kéo dài sang quý thứ 7, song có cơ sở thuyết phục để tin rằng kinh tế khu vực này đang ổn định dần và sẽ tăng trưởng trở lại trong thời gian còn lại của năm nay.
Ông cho rằng điều đáng khích lệ nhất là kinh tế Tây Ban Nha giảm với nhịp độ chậm nhất trong hai năm, hoạt động kinh doanh ở Italy giảm ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2011 và hoạt động kinh tế ở Pháp cũng giảm ít nhất kể từ tháng 8/2012. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng khi mức tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu là Đức vẫn thấp, sự phục hồi kinh tế của khu vực sẽ vẫn yếu cho đến khi lòng tin kinh doanh được cải thiện hơn nữa và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức kỷ lục 12,1% hiện nay.
Trong khi đó, làn sóng bất ổn chính trị ở Bồ Đào Nha và mối lo ngại mới về Hy Lạp nhắc nhở rằng cuộc khủng hoảng nợ đã lắng xuống trong 10 tháng qua rất dễ bùng trở lại. Việc hai bộ trưởng ở Bồ Đào Nha mới từ chức đã dẫn tới làn sóng bán tháo trái phiếu chính phủ của nước này, đẩy lãi suất lên trên 8,1% lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012 và cũng kéo chi phí vay mượn của Tây Ban Nha và Italy tăng mạnh.
Trong khi đó, bộ ba chủ nợ quốc tế - gồm Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - vừa cho biết cuộc đàm phán về kế hoạch giải ngân khoản vay tiếp theo cho Hy Lạp có thể hoãn đến tháng Chín tới, do nước này chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện được đặt ra.
Trong bối cảnh đó, dù không cho rằng ECB sẽ thông báo bất kỳ thay đổi lớn nào khi họp bàn chính sách tiền tệ trong ngày 4/7, song các nhà kinh tế nhận định nếu cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng thì ngân hàng này sẽ buộc phải hành động trong những tháng tới./.
Lê Minh (TTXVN)