Trong báo cáo tạm thời 6 tháng một lần vừa công bố, Ủy ban châu Âu (EC) nhận định kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm 2010 có thể tăng trưởng cao gấp đôi mức dự kiến, chủ yếu nhờ đà tăng trưởng mạnh hơn của nền kinh tế Đức.
Theo báo cáo về tình hình kinh tế Liên minh châu (EU) và Eurozone nói trên, Eurozone sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 1,7% năm 2010, so với mức giảm 4,1% năm 2009 và cao hơn mức dự báo tăng 0,9% được đưa ra hồi tháng 5/2010.
Dự báo của EC phù hợp với nhận định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với dự báo kinh tế khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng từ 1,4-1,7% năm nay.
EC đánh giá rằng sự tái xuất hiện của sự mất cân đối toàn cầu, các mức nợ cao và những căng thẳng kéo dài trên các thị trường nợ quốc gia là những nhân tố đe dọa triển vọng phục hồi và tăng trưởng của kinh tế châu Âu nói chung và khu vực Eurozone nói riêng, với những căng thẳng ngày càng tăng trong hệ thống ngân hàng của Ailen là một ví vụ điển hình.
Ủy viên phụ trách vấn đề tiền tệ và kinh tế EU Olli Rehn nhận xét: "Kinh tế châu Âu rõ ràng là đang trên đà phục hồi, và triển vọng này mạnh hơn so với dự báo trong mùa Xuân vừa qua. Sự bình phục của nhu cầu nội địa báo trước một triển vọng tốt lành của thị trường việc làm."
Ông nói thêm: "Tuy nhiên, những vẫn bất ổn vẫn còn ở phía trước và việc bảo vệ sự ổn định tài chính và tiếp tục củng cố tình hình ngân sách vẫn là những nhiệm vụ ưu tiên của các chính phủ châu Âu".
Ông Rehn cũng kêu gọi thúc đẩy các cải cách cơ cấu nhằm giúp duy trì đà tăng trưởng và tạo việc làm khi Eurozone "trỗi dậy" từ cuộc suy thoái kinh tế sâu do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra.
EC dự báo trong quý III và IV/2010, kinh tế Eurozone sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng quý lần lượt 0,5% và 0,3%, so với mức tăng 0,1% trong quý II.
Theo EC, sự đóng góp của tiêu dùng và đầu tư tư nhân vào tăng trưởng GDP trong quý II năm nay đã vượt qua sự đóng góp của cả xuất khẩu ròng và tích trữ hàng hoá cộng lại.
EC cho rằng sự tái cân bằng này là rất đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường bên ngoài yếu hơn đang và sẽ tác động xấu đến đến tăng trưởng xuất khẩu của EU.
Báo cáo dự báo của EC cho rằng tăng trưởng kinh tế của toàn EU gồm 27 nước thành viên có thể sẽ đạt 1,8% trong năm nay, so với mức giảm 4,2% năm 2009 và cao hơn mức dự đoán tăng 1% được đưa ra hồi tháng Năm vừa qua.
EC đã tăng gần gấp ba mức dự báo tăng trưởng GDP của Đức trong năm nay từ 1,2% lên 3,4%, đồng thời cũng điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Italy, Pháp và Hà Lan.
Kinh tế Tây Ban Nha được dự đoán giảm 0,3% trong năm nay, so với mức giảm 3,7% năm ngoái.
Báo cáo đánh giá của EC dựa trên các dự báo cập nhật vê kinh tế Anh, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha - những nền kinh tế chiếm tổng cộng khoảng 80% GDP của EU.
Trong số 7 nền kinh tế lớn nhất EU, tốc dộ tăng trưởng vẫn không đồng đều, với kinh tế Đức và Ba Lan đạt mức tăng mạnh nhất, trong khi Tây Ban Nha - một thành viên Eurozone đang phải đối mặt vấn đề nợ quốc gia và lĩnh vực tài chính gây lo ngại - là nước duy nhất trong khu vực đồng euro dự kiến sẽ giảm trong năm nay.
Về tỷ lệ lạm phát năm 2010, dự báo của EC vẫn không thay đổi nhiều kể từ mùa Xuân. Theo EC, lạm phát của EU trong năm nay sẽ là 1,8% và của Eurrozone là 1,4%./.
Theo báo cáo về tình hình kinh tế Liên minh châu (EU) và Eurozone nói trên, Eurozone sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 1,7% năm 2010, so với mức giảm 4,1% năm 2009 và cao hơn mức dự báo tăng 0,9% được đưa ra hồi tháng 5/2010.
Dự báo của EC phù hợp với nhận định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với dự báo kinh tế khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng từ 1,4-1,7% năm nay.
EC đánh giá rằng sự tái xuất hiện của sự mất cân đối toàn cầu, các mức nợ cao và những căng thẳng kéo dài trên các thị trường nợ quốc gia là những nhân tố đe dọa triển vọng phục hồi và tăng trưởng của kinh tế châu Âu nói chung và khu vực Eurozone nói riêng, với những căng thẳng ngày càng tăng trong hệ thống ngân hàng của Ailen là một ví vụ điển hình.
Ủy viên phụ trách vấn đề tiền tệ và kinh tế EU Olli Rehn nhận xét: "Kinh tế châu Âu rõ ràng là đang trên đà phục hồi, và triển vọng này mạnh hơn so với dự báo trong mùa Xuân vừa qua. Sự bình phục của nhu cầu nội địa báo trước một triển vọng tốt lành của thị trường việc làm."
Ông nói thêm: "Tuy nhiên, những vẫn bất ổn vẫn còn ở phía trước và việc bảo vệ sự ổn định tài chính và tiếp tục củng cố tình hình ngân sách vẫn là những nhiệm vụ ưu tiên của các chính phủ châu Âu".
Ông Rehn cũng kêu gọi thúc đẩy các cải cách cơ cấu nhằm giúp duy trì đà tăng trưởng và tạo việc làm khi Eurozone "trỗi dậy" từ cuộc suy thoái kinh tế sâu do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra.
EC dự báo trong quý III và IV/2010, kinh tế Eurozone sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng quý lần lượt 0,5% và 0,3%, so với mức tăng 0,1% trong quý II.
Theo EC, sự đóng góp của tiêu dùng và đầu tư tư nhân vào tăng trưởng GDP trong quý II năm nay đã vượt qua sự đóng góp của cả xuất khẩu ròng và tích trữ hàng hoá cộng lại.
EC cho rằng sự tái cân bằng này là rất đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường bên ngoài yếu hơn đang và sẽ tác động xấu đến đến tăng trưởng xuất khẩu của EU.
Báo cáo dự báo của EC cho rằng tăng trưởng kinh tế của toàn EU gồm 27 nước thành viên có thể sẽ đạt 1,8% trong năm nay, so với mức giảm 4,2% năm 2009 và cao hơn mức dự đoán tăng 1% được đưa ra hồi tháng Năm vừa qua.
EC đã tăng gần gấp ba mức dự báo tăng trưởng GDP của Đức trong năm nay từ 1,2% lên 3,4%, đồng thời cũng điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Italy, Pháp và Hà Lan.
Kinh tế Tây Ban Nha được dự đoán giảm 0,3% trong năm nay, so với mức giảm 3,7% năm ngoái.
Báo cáo đánh giá của EC dựa trên các dự báo cập nhật vê kinh tế Anh, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha - những nền kinh tế chiếm tổng cộng khoảng 80% GDP của EU.
Trong số 7 nền kinh tế lớn nhất EU, tốc dộ tăng trưởng vẫn không đồng đều, với kinh tế Đức và Ba Lan đạt mức tăng mạnh nhất, trong khi Tây Ban Nha - một thành viên Eurozone đang phải đối mặt vấn đề nợ quốc gia và lĩnh vực tài chính gây lo ngại - là nước duy nhất trong khu vực đồng euro dự kiến sẽ giảm trong năm nay.
Về tỷ lệ lạm phát năm 2010, dự báo của EC vẫn không thay đổi nhiều kể từ mùa Xuân. Theo EC, lạm phát của EU trong năm nay sẽ là 1,8% và của Eurrozone là 1,4%./.
Nguyễn Trường (TTVN/Vietnam+)